Kim tự tháp được xây dựng như thế nào?
Kim tự tháp được xây dựng như thế nào vẫn luôn là một câu hỏi quen thuộc của những người đam mê khoa học khám phá.
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự tháp cổ điển: một công trình đồ sộ với đế vuông, bốn mặt trơn hình tam giác hướng đến đỉnh. Còn người Aztec và người Maya lại xây những kim tự tháp của họ theo hình các bậc nối tiếp nhau có đỉnh dẹt. Vậy, kim tự tháp được xây dựng như thế nào?
Kim tự tháp được xây dựng như thế nào?
Câu hỏi về cách người Ai Cập cổ đại xây dựng kim tự tháp làm "đau đầu" các chuyên gia suốt hàng thế kỷ. Nhưng theo nghiên cứu mới nhất đã phát hiện ra manh mối về một phương pháp đơn giản hơn nhiều. Cụ thể, nhóm nghiên cứu tìm thấy một nhánh của sông Nile cạn khô, dẫn thẳng tới đại kim tự tháp 4.500 năm về trước.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên kỷ yếu của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ, giải thích cách người cổ đại di chuyển hàng triệu tấn đá qua 6,5km của vùng đất từng bị nhầm tưởng hoàn toàn là sa mạc khô hạn.
Các nhà nghiên cứu cho biết, "việc xây dựng kim tự tháp mà không có phần nhánh nhỏ của sông Nile là điều bất khả thi".
Để tìm ra nhánh sông Nile này, nhóm nghiên cứu phải đào lỗ trên sa mạc xung quanh kim tự tháp để tìm kiếm loại phấn hoa cổ đại. Đó là phấn hoa của các loài thực vật vốn phát triển mạnh trong môi trường nước.
Kết quả cho thấy, nhánh sông nhỏ này vốn đã biến mất từ lâu. Trong khi phấn hoa của những loài thực vật từng sống ở nhánh sông đã cạn kiệt trong nhiều thế kỷ vào thời điểm vua Tutankhamun lên nắm quyền. Đó là vào khoảng năm 1350 trước Công nguyên.
Trên thực tế, trước khi tìm thấy những dấu tích về nhánh sông Nile từng cạn khô, giới chuyên gia sớm dự đoán phương pháp nhờ đường thủy hỗ trợ để vận chuyển đá.
Một tấm giấy cói 4.500 năm tuổi phát hiện vào năm 2013, ghi chép chi tiết về việc xây dựng đại kim tự tháp. Bản nhật ký viết bằng chữ tượng hình, chép nhiều hoạt động liên quan tới việc xây dựng kim tự tháp Giza và công việc tại mỏ đá vôi bên bờ kia sông Nile dưới dạng thời gian biểu.
Trong đó mô tả công trình đã gần hoàn thành. Công việc còn lại tập trung vào xây dựng lớp vỏ đá vôi bên ngoài kim tự tháp. Công nhân khai thác đá ở Tura, gần Cairo ngày nay. Họ vận chuyển những khối đá khổng lồ tới kim tự tháp bằng thuyền dọc theo sông Nile và một hệ thống kênh rạch.
Cần bao nhiêu đá để xây kim tự tháp Ai Cập?
Ước tính có khoảng 2,3 triệu khối đá vôi hình thành nên Đại kim tự tháp Ai Cập cao gần 140 m. Khối lớn nhất trong số này nặng từ 25 đến 80 tấn.
Ở Ai Cập cổ đại, các kim tự tháp là nơi chôn cất các vị vua, hoàng hậu và những người khác đủ giàu có để mua chúng. Khi hầu hết mọi người nghĩ về Ai Cập, họ nghĩ đến các kim tự tháp, những di tích này vẫn còn tồn tại hàng nghìn năm sau khi chúng được xây dựng. Để xây dựng kim tự tháp, người Ai Cập cần hiểu biết về kỹ thuật, toán học, khoa học và công nghệ.
Đối với Đại kim tự tháp Giza - được cho là đã được xây dựng trong khoảng thời gian hai thập kỷ cho pharaoh Khufu thuộc triều đại thứ tư cần hơn 2.300.000 khối đá vôi và đá granit khổng lồ nặng trung bình 2,5 tấn/khối đã phải được vận chuyển đến địa điểm này từ các mỏ đá - một số từ những nơi như Aswan, cách đó hơn hơn 800 km.
Kim tự tháp Ai Cập do hàng trăm nghìn nô lệ xây dựng?
Những suy nghĩ của chúng ta về thế giới cổ đại, bao gồm cả niềm tin rằng các kim tự tháp được xây dựng bởi những người nô lệ là hoàn toàn sai.
Các kim tự tháp, công trình kiến trúc lớn nhất thế giới cho đến thế kỷ 20, không phải do nô lệ xây dựng. Ba kim tự tháp của Giza, được xây dựng vào thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên, thể hiện kỹ năng xây dựng kim tự tháp tốt nhất của Ai Cập cổ đại.
Việc xác định người xây dựng chúng được gọi là "một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất trong 100 năm qua". Trong một cuộc khai quật xung quanh các kim tự tháp Giza, một máy đào đã va phải một khối lớn, là bức tường của một tòa nhà. Các nhà khảo cổ cất công khám phá và tìm thấy những cấu trúc lớn - một ngôi làng, có niên đại 2.000 năm trước Công Nguyên. Ngôi làng mở rộng hơn nửa dặm vuông.
Người ta xác định rằng đó là những ngôi nhà mà những người xây dựng kim tự tháp sinh sống và làm việc. Các tiệm bánh lớn còn nguyên vẹn cũng được tìm thấy trong làng. Chúng chứa đầy hàng trăm chiếc bình đất sét lớn, trong đó bánh mì được nướng, nặng tới 25 kg. Những chiếc bình đất sét lớn là những chỉ dấu đầu tiên về sản xuất lượng bánh mì cần thiết để nuôi một lực lượng lao động lớn.
Nhà khảo cổ chính của cao nguyên Giza, Tiến sĩ Zahi Hawass, giải thích manh mối thứ hai xuất hiện như thế nào khi một phụ nữ đang cưỡi ngựa và chân ngựa rơi vào một vết nứt lộ ra một bức tường xây bằng gạch và bùn.
Đây là những bức tường của lăng mộ của những người xây dựng kim tự tháp và những người giám sát của họ. 600 ngôi mộ trong số đó đã được phát hiện chia theo hai cấp độ. Các ngôi mộ cấp thấp rất đơn giản và chỉ chứa xương, chậu và các công cụ của người lao động.
Các ngôi mộ “lớp trên” được xây dựng công phu hơn và đó là nơi chôn cất những người giám sát và kiến trúc sư. Các ngôi mộ hoàn toàn nguyên vẹn vì bọn trộm không quan tâm đến chúng, do được cho là không chứa các báu vật. Các bức tường của một số ngôi mộ đã được khắc chữ. Các chữ khắc giải thích quá trình xây dựng kim tự tháp cũng như nấu nướng, lập kế hoạch và chỉ đạo được thực hiện như một phần của toàn bộ hoạt động.
Xương trong các ngôi mộ sau đó được chuyển đến Trường Đại học Y khoa Cairo, nơi nhiều khám phá đột phá hơn. Trong số tất cả các bộ xương, 50% của nam, 50% của nữ và 23,6% thuộc về trẻ em (thậm chí trẻ một tuổi). Điều đó nói lên rằng cả gia đình công nhân xây dựng sống xung quanh các kim tự tháp.
Phân tích DNA đã xác nhận lý thuyết đó. Khám phá về cuộc sống gia đình đã phá vỡ lý thuyết nô lệ là những người xây kim tự tháp và phát hiện tiếp theo đã một lần nữa lật tẩy thực tế đó.
Sau khi phân tích sâu hơn về các mảnh xương, các nhà khoa học phát hiện ra cách một số trường hợp bị gãy xương và sau đó được chữa lành. Các nhà nghiên cứu so sánh xương được chữa lành của công nhân với xương tương tự được chữa lành của những nhà quý tộc và thấy rằng nạn nhân nhận được sự chăm sóc y tế như nhau.
Việc hàn gắn xương gãy ở Ai Cập cổ đại đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và thời gian vốn không dành cho người nô lệ. Nhưng các công nhân kim tự tháp đã nhận được sự đối xử đặc biệt đó.
Mặc dù những người xây dựng kim tự tháp được đối xử tốt, cuộc sống của họ không hề dễ dàng. Họ sống ngắn hơn 10 năm so với những người thuộc tầng lớp quý tộc và xương của họ bị uốn cong cho thấy dấu hiệu của sự căng thẳng cao.
Tuy vậy, không phải người ta sử dụng 100.000 lao động và mất 30 năm để xây dựng các kim tự tháp. Đặc biệt là khi 100.000 người tương đương 10% dân số của Ai Cập cổ đại. Trên thực tế, Ai Cập cổ đại chỉ dùng 20.000 người và mất 20 năm để xây dựng Đại kim tự tháp Giza, bao gồm 2,3 triệu khối đá với mỗi khối nặng tới 10 tấn.
Trong số 20.000 công nhân đó, 15.000 người trong số họ làm việc 12 giờ một ngày trong ba tháng và sau đó trở về làng của họ. Các công nhân mới sẽ thay thế họ. 5.000 người còn lại là công nhân chính và kỹ thuật viên cố định.
Bằng cách thực hiện một thí nghiệm lớn, chuyên gia xây dựng người Mỹ, Craig Smith, người xây dựng sân bay và tàu điện ngầm, đã xác nhận những con số đó. Như vậy, lý thuyết dùng người nô lệ và với số lượng để xây dựng kim tự tháp đã được chứng minh là hoàn toàn sai.
Có bao nhiêu giai đoạn xây dựng các kim tự tháp?
Lực lượng lao động phụ thuộc vào một quy trình cụ thể để xây dựng các kim tự tháp một cách hoàn hảo theo 3 bước quan trọng: chọn địa điểm xây dựng hoàn hảo, chuẩn bị mặt bằng và nâng các khối.
Giai đoạn 1: Chọn vị trí xây dựng hoàn hảo
Bước đầu tiên trong việc xây dựng một kim tự tháp là chọn một địa điểm thích hợp. Đây phải là phía Tây của sông Nile, nơi Mặt trời sẽ lặn, vì người Ai Cập cổ đại tin rằng bất cứ nơi nào mặt trời lặn đó là cánh cổng dẫn đến thế giới bên kia.
Các kim tự tháp cũng cần được đặt trên vùng đất cao, tránh xa nguy cơ lũ lụt vào thời điểm sông Nile bị ngập lụt. Tuy nhiên, nó không thể quá xa bờ sông Nile vì sông sẽ được sử dụng để vận chuyển các khối đá vôi chất lượng tốt cho vỏ ngoài từ Tura ở bên kia sông Nile.
Địa điểm được chọn sẽ là một điểm trên cao nguyên sa mạc, nơi có nền đá vững chắc có khả năng nâng đỡ khối lượng lớn của kim tự tháp mà không có bất kỳ nguy cơ nứt vỡ nào vì các khối đá rất nặng.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị mặt bằng
Không có kế hoạch xây dựng các kim tự tháp nào được tìm thấy, nhưng việc xây dựng các kim tự tháp phải được tiến hành dựa trên các phương thức đo đạc đạt độ chính xác cao.
Trước tiên, các công nhân phải chuẩn bị một nền móng vững chắc, nền đá phải được làm bằng phẳng tuyệt đối.
Giai đoạn 3: Nâng khối
Có thể các phòng và lối đi bên trong được xây dựng trước, sau đó mới bao bọc bên ngoài. Kim tự tháp được xây dựng bằng đá vôi cắt từ cao nguyên, sa mạc, lớp kim tự tháp bao bọc được xây dựng từ những khối đá vôi cắt mà mài nhẵn từ Tura.
Đá sử dụng dùng xây kim tự tháp sẽ có kích thước khác nhau. Nhưng lớn nhất được sử dụng để xây phòng cho Vua. Những khối đá đặc biệt này khác với các khối đá vôi thông thường và thay vào đó được làm bằng đá granit.
Đọc thêm
Vào thời cổ đại mà chúng ta cho là vô cùng lạc hậu, trên khắp thế giới vẫn tồn tại những công trình kiến trúc phức tạp đến đáng ngạc nhiên, một trong số đó chính là những kim tự tháp được nhiều người biết đến.
Căn biệt thự bỏ hoang và xuống cấp trầm trọng trong nhiều thập kỷ, che giấu một thảm kịch đáng sợ của vùng núi Cortenova, miền bắc Italy.
Đó là chia sẻ của anh V - một môi giới nhà đất ở TP. HCM. Anh V cho biết, thời gian gần đây tình trạng khách đến đặt cọc nhưng chủ nhà đổi ý, tăng giá.
Lâu đài Mont Saint Michel khổng lồ, cổ tích hiện lên giữa biển khơi vào buổi chiều tà như tiên cảnh chốn nhân gian.