Nếu bạn chưa có tài khoản hãy tại đây!
* Bạn hãy nhập đúng email *
* Bạn hãy nhập đúng mật khẩu *

Tạo tài khoản Home today

Đăng ký bằng email của bạn

Nên bỏ ra bao nhiêu tiền mỗi tháng cho việc thuê nhà để cuộc sống vẫn đảm bảo?

Dưới đây là một số quy tắc nhằm xác định số tiền thuê nhà mà bạn nên trả

Quy tắc 30%

Quy tắc trả 30% thu nhập cho việc thuê nhà bắt đầu xuất hiện tại Mỹ vào những năm 1930 và phổ biến hơn sau đạo luật nhà ở năm 1937.

Đạo luật này đã tạo ra chương trình nhà ở công cộng cho các gia đình có thu nhập thấp và thiết lập các hướng dẫn về giá thuê nhà tối đa cho họ.

Theo thời gian, ngưỡng tiền thuê tối đa tăng dần từ 20% thu nhập lên 25% và chạm mốc 30% thu nhập vào năm 1981. Số tiền này vẫn là tiêu chuẩn cho các chương trình nhà ở công cộng và thường được sử dụng làm thước đo để xác định số tiền nên chi cho thuê nhà.

Empty

Theo The Balance, điều thú vị là quy tắc 30% áp dụng cho tiền thuê nhà nhưng có một con số khác được sử dụng để thanh toán thế chấp. Những người cho vay thế chấp thường tìm kiếm những người đi vay mà số tiền trả nhà và nợ hàng tháng kết hợp không vượt quá 43% thu nhập của họ.

Nói một cách dễ hiểu, quy tắc 30% khuyến nghị rằng khoản thanh toán tiền thuê hàng tháng của bạn không được nhiều hơn 30% tổng thu nhập hàng tháng.

Để tính toán số tiền nên chi cho thuê nhà, bạn chỉ cần nhân tổng thu nhập của mình với 30%. Ví dụ: nếu tổng thu nhập hàng tháng của bạn là 10 triệu đồng thì số tiền tối đa bạn phải trả cho tiền thuê là 3 triệu đồng.

7 triệu còn lại (70% tổng thu nhập hàng tháng) trang trải các nhu cầu thiết yếu khác, chẳng hạn như tiện ích và thực phẩm, chi tiêu tùy ý, trả nợ và tiết kiệm.

Quy tắc 30% có "lỗi mốt"?

Quy tắc 30% đang dần trở nên không còn phù hợp bởi 2 lý do.

Thứ nhất, nó không tính đến lạm phát, trì trệ thu nhập hoặc giá thuê nhà tăng.

Empty

Thứ 2, quy tắc này không được cá nhân hoá cho từng hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ, nó không tính đến khoản nợ sinh viên hoặc khoản nợ thẻ tín dụng mà bạn còn phải trả. Nó cũng không xem xét số tiền bạn kiếm được, thuế bạn phải trả, mục tiêu tài chính của bạn hoặc khả năng chi trả của thị trường bất động sản nơi bạn định thuê.

Quy tắc 50/30/20

So với quy tắc 30%, quy tắc 50/30/20 đang dần phổ biến và được nhiều người áp dụng để tính toán khoản tiền thuê nhà.

Cụ thể, quy tắc này chỉ ra bạn nên chia thu nhập của mình thành 3 phần:

- 50% chi phí thiết yếu: Những khoản tiền duy trì sinh hoạt của bạn như thuê nhà, ăn uống, điện nước, đi lại,...

Empty

- 20% mục tiêu tài chính: Tiết kiệm tiền cho mục tiêu cụ thể như trả nợ, kết hôn, mua nhà, đầu tư; hoặc tích lũy quỹ dự phòng khẩn cấp

- 30% tiêu dùng cá nhân: Các khoản chi phục vụ nhu cầu mua sắm, giải trí, xã giao (tiền đám cưới, hỏi, đi ăn uống với bạn bè)...

Có thể thấy, tiền thuê nhà sẽ nằm trong 50% thu nhập bạn phải chi cho các nhu cầu thiết yếu. Quy tắc này không cho bạn biết chính xác số tiền nên chi cho thuê nhà mỗi tháng. Nhưng nó có thể giúp bạn xác định hướng dẫn để phân bổ cho các khoản chi tiêu cần thiết dựa trên thu nhập.

Empty

Việc sử dụng quy tắc 30% hay quy tắc 50/30/20 cho việc lập ngân sách cho thuê đều phụ thuộc vào tình hình tài chính của bạn. Ví dụ, nếu bạn không có bất kỳ khoản nợ nào, bạn có thể đủ khả năng trả 30% thu nhập hàng tháng của mình cho tiền thuê nhà. Nếu bạn sống trong một thị trường nhà ở nơi giá thuê cao, việc trả thêm tiền có thể đơn giản là bắt buộc.

Mặt khác, nếu bạn cần cân nhắc để trả nợ hoặc tăng khoản tiết kiệm của mình, hãy sử dụng cả quy tắc 30% và quy tắc lập ngân sách 50/30/20. Từ đây, bạn có thể so sánh các lựa chọn chi tiêu cho nhà ở để tối đa hóa cơ hội tiết kiệm.

Comments (0)
  • Cùng chuyên mục
9x rơi vào khủng hoảng sau khi vay hơn 2 tỷ mua nhà, suýt vỡ kế hoạch trả nợ và bài học 'khắc cốt ghi tâm'

9x rơi vào khủng hoảng sau khi vay hơn 2 tỷ mua nhà, suýt vỡ kế hoạch trả nợ và bài học 'khắc cốt ghi tâm'

Vay gần 2 tỷ mua nhà, 9X đến từ TP.HCM từng rơi vào giai đoạn khủng hoảng tinh thần, áp lực khi công việc kinh doanh không thuận lợi như mong đợi, lô đất dự phòng ở quê mất thanh khoản do thị trường địa ốc trầm lắng.

TOP những sai lầm khi xây nhà khiến gia chủ Việt nhắc tới là hối hận

TOP những sai lầm khi xây nhà khiến gia chủ Việt nhắc tới là hối hận

Những sai lầm khi xây nhà luôn là một trong những chủ đề được độc giả quan tâm hàng đầu bởi tính thực tiễn và những bài học kinh nghiệm “đắt giá”.

Tốn gần 300 triệu để sửa nhà nhưng lúc nào cũng trong tâm thế 'nơm nớp' lo nhà sẽ sập

Tốn gần 300 triệu để sửa nhà nhưng lúc nào cũng trong tâm thế 'nơm nớp' lo nhà sẽ sập

Bỏ ra chi phí gần 300 triệu đồng, nhưng chị Hòa (Hà Nội) chỉ nhận lại nỗi lo sợ nhà sập và cảm giác tiếc nuối số tiền đã chi trả.

Thương con chuyển trọ cực khổ, tôi mua nhà 4,2 tỷ cho con hưởng thụ và sống tủi thân ở tuổi 50

Thương con chuyển trọ cực khổ, tôi mua nhà 4,2 tỷ cho con hưởng thụ và sống tủi thân ở tuổi 50

'Sợ con chuyển trọ nhiều lần cực khổ, tôi mua hẳn một ngôi nhà cho ở nhưng hàng tháng vẫn xin tiền tiêu xài'.

Gợi ý cách tính chi phí xây nhà đơn giản và sát thực tế nhất

Gợi ý cách tính chi phí xây nhà đơn giản và sát thực tế nhất

Khi tính chi phí xây dựng nhà, gia chủ cần lưu ý đến hai yếu tố quan trọng, gồm diện tích và suất đầu tư trên một m2 sàn.

Chuyện mua đất loằng ngoằng khi chủ đất đòi thêm tiền tỷ mới chịu sang tên sau 20 năm

Chuyện mua đất loằng ngoằng khi chủ đất đòi thêm tiền tỷ mới chịu sang tên sau 20 năm

Câu chuyện mua đất của gia đình tôi rất loằng ngoằng, đi từ cú sốc này đến cú sốc khác.

6 điều kiện nhà xây không phép được nộp tiền để không bị phá dỡ

6 điều kiện nhà xây không phép được nộp tiền để không bị phá dỡ

Công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ xây dựng không phép, trái phép, sai thiết kế về nguyên tắc sẽ bị phá dỡ nhưng sẽ được phép tồn tại nếu có đủ điều kiện. Dưới đây là những điều kiện nhà xây không phép được phép tồn tại.

4 cách tản nhiệt hiệu quả cho căn hộ trong những ngày trời mùa hè nắng nóng

4 cách tản nhiệt hiệu quả cho căn hộ trong những ngày trời mùa hè nắng nóng

Đóng rèm cửa, sử dụng sơn sáng màu, dùng quạt trần hay bóng đèn tiết kiệm năng lượng… là một số giải pháp tản nhiệt cho căn hộ trong những ngày nắng nóng.

Cách xử lý cục nóng điều hòa kêu to như xay lúa, không cần tốn tiền gọi thợ máy vẫn chạy êm ru

Cách xử lý cục nóng điều hòa kêu to như xay lúa, không cần tốn tiền gọi thợ máy vẫn chạy êm ru

Nếu cục nóng điều hòa kêu to bất thường, bạn đừng vội gọi thợ ngay lập tức hãy làm theo cách này máy sẽ chạy êm ru trở lại.

Cách làm mát nhà không cần điều hòa, tiết kiệm tiền điện giữa những ngày nắng nóng

Cách làm mát nhà không cần điều hòa, tiết kiệm tiền điện giữa những ngày nắng nóng

Vào những ngày hè oi nóng, ngoài bật điều hòa để làm mát thì còn nhiều cách khác vừa giúp giảm nhiệt cho ngôi nhà vừa tiết kiệm điện.