Giải pháp tài chính để mua nhà Hà Nội: Lời khuyên từ chuyên gia
Với mức lương mỗi tháng 10 - 15 triệu đồng, để mua nhà Hà Nội là giấc mơ của nhiều người trẻ. Để sớm đạt được mục tiêu này cần có kế hoạch tài chính phù hợp.
Bài viết này thuộc series Cẩm nang cho người Lần đầu Mua nhà
Tất cả những kiến thức cần biết dành cho người lần đầu mua nhà
Giá bất động sản tăng cao
Giá bất động sản tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang tăng cao đã làm cho việc mua nhà trở nên khó khăn hơn đối với người trẻ. Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, rất ít dự án ở hai thành phố này có giá dưới 25 triệu đồng/m2.
Mỗi năm, Việt Nam cũng cần thêm khoảng 70 triệu m2 nhà ở đô thị để đáp ứng nhu cầu, tuy nhiên lại thiếu hụt khoảng 300.000 đơn vị cho gia tăng dân số và nhu cầu ra ở riêng của thế hệ trẻ. Điều này làm tăng áp lực lên giá nhà, đặc biệt là ở các phân khúc như chung cư.
Anh Nguyễn Thành Long (25 tuổi) sống ở Cầu Giấy - Hà Nội, có mức lương từ 11-13 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ chi phí sinh hoạt khoảng 6 triệu đồng mỗi tháng, anh có thể tiết kiệm khoảng 6 triệu đồng. Anh đã tiết kiệm được 300 triệu đồng và nhận thêm 400 triệu đồng hỗ trợ từ gia đình, nhưng số tiền này vẫn chưa đủ để mua một căn chung cư cũ một phòng ngủ gần trung tâm Hà Nội.
Giá chung cư ở khu Đống Đa, Thanh Xuân, và Cầu Giấy ít nhất cũng từ 1,5 tỷ đồng trở lên, và các khu vực xa hơn như Long Biên hay Gia Lâm cũng không có giá dưới 20-25 triệu đồng/m2.
Lên kế hoạch tài chính cụ thể để mua nhà Hà Nội
Ông Tạ Thanh Tùng - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT khuyến nghị, các bạn trẻ nên xác định nguyên nhân chính cản trở việc mua nhà. Để đạt được mục tiêu mua nhà Hà Nội, cần phải thiết lập các mục tiêu cụ thể về phân khúc, giá trị, vị trí, thời gian mua. Cũng cần phải phân biệt rõ mục đích mua để ở hay đầu tư.
Bên cạnh đó, cũng cần lập kế hoạch chi tiết về thu nhập, chi tiêu, đầu tư cũng như sử dụng đòn bẩy tài chính, quản trị rủi ro. Để thực hiện kế hoạch thì nên bắt đầu sớm, học hỏi kinh nghiệm, duy trì kỷ luật.
Nếu như kế hoạch hiện tại không đạt mục tiêu có thể tăng thu nhập, tìm kiếm kênh đầu tư hiệu quả hơn, giảm giá trị bất động sản mong muốn hoặc là kéo dài thời gian dự định mua nhà Hà Nội.
Đọc thêm
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), để giải quyết vấn đề “ngại cưới, lười sinh" ở nhiều người trẻ, cần chính sách ưu tiên hỗ trợ mua nhà ở xã hội 1 lần đối với cặp vợ chồng đã sinh đủ 2 con.
Khi thị trường bất động sản sôi động, mua nhà đất trở nên phổ biến nhưng cũng đầy thách thức. Dưới đây là 5 lưu ý giúp bạn thực hiện mua nhà đất hiệu quả hơn.
Chị Lê Nhân (sinh năm 1992) hiện đang làm việc tại một công ty vận tải ở TP. Hồ Chí Minh, là một ví dụ điển hình về sự kiên định trong việc thực hiện giấc mơ mua nhà.
Tin liên quan
Nếu bạn còn băn khoăn không biết nên mua nhà khi còn trẻ hay không thì những lý do dưới đây chắc hẳn sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn.
Đặt mục tiêu mua nhà Hà Nội, Vũ Minh Hương (sinh năm 1992, Thái Nguyên) bị bạn bè nhận xét là “tham lam” khi cùng lúc làm 4 công việc để có thêm thu nhập.
Anh Bùi Kiên (Thanh Hóa) cho biết, để mua nhà sớm nhất chỉ cần có một kế hoạch cụ thể, phương án triển khai phù hợp và luôn thực hiện nó một cách có quy cũ.
Bài mới
Khi thị trường càng sôi động những tháng cuối năm thì các tiểu thương càng bận rộn hơn trong việc tính toán dòng tiền và chuẩn bị cho các hoạt động kinh doanh "vào mùa". Tuy nhiên, giải quyết bài toán vốn "ngay và luôn" là một câu chuyện xưa nhưng không bao giờ cũ! Sự vào cuộc của các ngân hàng lớn đã khẳng định một sự đồng hành rõ rệt cho phân khúc kinh doanh đặc thù này.