Tại sao nhà ở không nên thấp hơn nhà người khác?
Có thể bạn chưa biết, nhà hàng xóm có thể góp phần quan trọng vào việc xây dựng hay phá vỡ sự cân bằng phong thủy của căn nhà. Vậy nhà thấp hơn 2 nhà bên cạnh có sao không?
Nhà thấp hơn 2 nhà bên cạnh có sao không?
Nhà thấp hơn 2 nhà bên cạnh có sao không đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Những nơi phồn hoa cao cấp, thường là những tòa nhà cao tầng, đều có cảm giác hiện đại với những cốt thép, bê tông. Có người cho rằng khí ở đây thịnh vượng nhất & là môi trường nhà ở tốt. Nào ngờ trường khí ở đây không thích hợp cho người cư ngụ vì các lý do sau đây:
- Nhà ở kỵ đối diện có kiến trúc cao lớn. Phong Thủy học truyền thống cho rằng Sinh khí của kiến trúc cao lớn mạnh hơn Sinh khí của kiến trúc thấp bé. Sống trong ngôi nhà nhỏ bé, về mặt Sinh khí là đang ở thế yếu.
- Sống ở khu vực nhỏ là tốt. Kiến trúc hiện đại như các tòa nhà chung cư ở các khu vực nhỏ trên cơ bản là tòa nhà to nhỏ như nhau, điểm có lợi của việc này là Sinh khí mạnh yếu như nhau sẽ không tạo nên cảm giác áp bức của Sinh khí mạnh đối với Sinh khí yếu.
- Kiến trúc cao to phía trước nhà đã đoạt hết Sinh khí, nơi Sinh khí yếu bị che lấp bởi bóng của tòa kiến trúc cao to, cả năm không nhìn thấy được mặt trời, âm khí quá nặng, không có lợi cho sức khỏe con người.
- Nếu xung quanh nhà ở đều là các tòa kiến trúc cao to, nhà ở của mình trông sẽ rất nhỏ bé, thấp hơn người ta một bậc, tầm nhìn xung quanh bị che khuất, khiến con người có cảm giác tù túng, thế khí không kéo dài ra bao nhiêu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển.
- Gần các tòa tháp có đỉnh nhọn càng không thích hợp cư ngụ. Thời xưa, con người xây các tòa tháp trấn yêu ma đều có đỉnh nhọn, hơn nữa gần xung quanh tòa tháp này đều không có người ở.
Nói theo góc độ an toàn, kiến trúc cao và nhọn cũng tồn tại những yếu tố không an toàn. Kiến trúc như vậy là nơi dễ bị sét đánh khi mưa giông, cho nên thường đều lắp đặt thiết bị chống sét. Đã mang trên mình sự sấm chớp thì tự nhiên sẽ phóng ra sóng điện từ như thế sẽ phá hoại sự hài hòa của môi trường khí khu lân cận, từ đó phát sinh trường khí nguy hiểm.
Đồng thời những cột sắt có đường dây điện cao thế cũng có những mối nguy hiểm tiềm ẩn như vậy. Cho nên gần các tòa tháp có đỉnh nhọn như vậy không thích hợp để ở.
Đương nhiên, mọi sự vật đều có tính hai mặt, cái gọi là “trong cái họa có cái phúc, trong cái phúc có cái họa”. Nếu tòa tháp có đỉnh nhọn như thế cách nhà ở một khoảng cách nhất định, lại ở vị trí thích hợp cũng sẽ sinh ra phản ứng trường khí tốt. Người xưa gọi điều này là “văn bút đỉnh” hoặc “văn xương tháp”, truyền thuyết nói là sẽ phát sinh hiệu ứng có lợi cho sự nghiệp (học hành đỗ đạt cao, có khoa bảng) & sự nghiên cứu khoa học.