Danh tính các "ông lớn" bất động sản đằng sau những khoản vốn ngân hàng khổng lồ
Danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại sau khi được công bố đã tiết lộ sự hiện diện của nhiều "ông lớn" trong ngành bất động sản.
Theo quy định mới trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), từ ngày 1/7, các ngân hàng bắt buộc phải công khai thông tin về những cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên. Quy định này nhằm mang lại cái nhìn rõ ràng hơn về cơ cấu sở hữu tại các ngân hàng, giúp thị trường và cơ quan quản lý đánh giá chính xác rủi ro và tiềm năng của từng ngân hàng.
Ngoài ra, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng mở rộng khái niệm về những người có liên quan cần công bố công khai cổ phần ngân hàng, bao gồm cả ông bà nội, ông bà ngoại, cũng như cô dì, chú bác và các cháu, tức là bao phủ tới 5 thế hệ.
Từ đầu tháng 7, các ngân hàng đã bắt đầu công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên, qua đó tiết lộ rõ ràng hơn về cơ cấu sở hữu và danh tính những người đứng sau các ngân hàng. Đặc biệt, danh sách này cũng chỉ ra sự hiện diện của nhiều đại gia trong ngành bất động sản đang nắm giữ lượng lớn vốn tại các ngân hàng.
Công khai các "ông lớn" bất động sản nắm vốn ngân hàng
Danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của MSB mới công bố cho thấy sự hiện diện của các doanh nghiệp bất động sản nắm giữ trên 1% vốn MSB, như Công ty TNHH Khu nghỉ dưỡng Bãi Dài (4,96%), Công ty TNHH Thành phố Công nghệ Xanh Hà Nội (4,97%), Công ty Xây dựng và Kinh doanh Cơ sở Hạ tầng KCN Hà Nội - Đài Tư (4,98%) và Công ty CP Đầu tư Ricohomes (2,64%).
Tại HDBank, Công ty CP Sovico hiện đang nắm giữ hơn 417,7 triệu cổ phiếu, chiếm 14,27% vốn điều lệ và là cổ đông duy nhất sở hữu trên 5% vốn theo công bố của ngân hàng.
Trong đó Sovico thuộc hệ sinh thái Sovico Group do nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lãnh đạo, đầu tư đa ngành với trọng tâm lớn là bất động sản.
Còn tại OCB, danh sách 20 cổ đông sở hữu tổng cộng 1,66 tỷ cổ phiếu, tương đương gần 81% vốn điều lệ, cho thấy sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp bất động sản.
Trong số đó, Tổng Công ty Bến Thành là một trong những cổ đông lớn nhất với 4,96% vốn. Các cổ đông khác bao gồm Công ty Đầu Tư Bình An House nắm 4,74% vốn, Greenwave Capital sở hữu 4,44%, Công ty Đầu Tư HVR nắm giữ 3,85%, Công ty Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận có 3,27% vốn và Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Tây Ninh nắm giữ 3,25% vốn tại OCB.
Nhiều ngân hàng hiện vẫn chưa công bố thông tin, vì vậy, danh sách các doanh nghiệp bất động sản nắm giữ cổ phần ngân hàng có thể sẽ tiếp tục được bổ sung trong thời gian tới.
Không chỉ bất động sản, các ngân hàng còn thu hút sự quan tâm từ nhiều lĩnh vực khác như bảo hiểm, bán lẻ… Chẳng hạn, Prudential Việt Nam - một trong những doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn - đang sở hữu cổ phần tại ít nhất 3 ngân hàng gồm MBB, Vietinbank và ACB. Tập đoàn Masan và các bên liên quan cũng đang nắm giữ hơn 15% vốn tại Techcombank.
Đại gia nào đang nắm quyền chi phối Eximbank và ABBank?
Tại ABBank, có 19 cổ đông (gồm 16 cá nhân và 3 tổ chức) hiện đang nắm giữ hơn 689 triệu cổ phiếu, chiếm gần 67% vốn của ngân hàng này.
Trong số đó, Tập đoàn Geleximco nắm giữ 132,2 triệu cổ phiếu, tương đương 12,78% vốn, trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại ABBank, chỉ sau cổ đông chiến lược nước ngoài. Các cá nhân liên quan đến Geleximco cũng sở hữu hơn 48 triệu cổ phiếu ABB, tương ứng 4,65% vốn.
Ngoài ra, Công ty CP Glexhomes, được thành lập bởi Geleximco, hiện đang nắm giữ gần 46 triệu cổ phiếu ABB, chiếm 4,43% cổ phần của ngân hàng.
Ông Vũ Văn Tiền - Phó chủ tịch HĐQT ABBank, đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco, không sở hữu trực tiếp cổ phần tại ABBank nhưng lại sở hữu 33,5% cổ phần tại Geleximco.
Bên cạnh đó, ông Vũ Văn Hậu, em trai ông Tiền, cùng các cá nhân liên quan đang nắm giữ gần 180 triệu cổ phiếu ABB, chiếm 17,41% vốn ngân hàng.
Geleximco tiền thân là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, được thành lập vào năm 1993. Ngoài các lĩnh vực xi măng và vật liệu xây dựng, Geleximco còn là một trong những chủ đầu tư bất động sản lớn tại khu vực phía Bắc.
Tập đoàn này hiện đang sở hữu nhiều dự án lớn như Khu đô thị Thành phố Giao lưu trên đường Phạm Văn Đồng; Khu đô thị Gelexia Riverside; Khu đô thị Lê Trọng Tấn; An Bình Plaza (Hà Nội); Khu đô thị Cái Dăm (Quảng Ninh); và Khu đô thị Đồi Rồng (Hải Phòng).
Còn tại Eximbank, Tập đoàn Gelex mới đây cũng đã hoàn tất việc mua vào 89 triệu cổ phiếu EIB, nâng tổng số cổ phiếu sở hữu lên gần 175 triệu đơn vị, chiếm khoảng 10% vốn điều lệ ngân hàng này. Với động thái này, Gelex đã trở thành cổ đông lớn nhất của Eximbank.
Tập đoàn Gelex được thành lập vào năm 1990, là một trong những tập đoàn đa ngành hàng đầu tại Việt Nam. Bên cạnh các lĩnh vực kinh doanh chính như điện và vật liệu xây dựng, Gelex đã khẳng định vị thế của mình trong ngành bất động sản khu công nghiệp, đặc biệt sau thương vụ mua lại Viglacera nhiều năm trước.
Hiện tại, Gelex sở hữu hơn 50 công ty thành viên và đang hợp tác với nhiều tập đoàn lớn từ Singapore để phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam. Trong lĩnh vực này, Viglacera - một công ty con của Gelex - đang quản lý 12 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 4.000 ha./.
Đọc thêm
Dự án khu dân cư này có diện tích gần 27 ha, được xây dựng tại TP. Đông Hà, Quảng Trị.
Ngân hàng TNHH Indovina vừa thông báo chào bán hơn 41,5 tỷ đồng của CTCP Lắp máy điện nước và Xây dựng 2, một trong số tài sản đảm bảo cho khoản nợ này là quyền sử dụng đất dự án (Cowa Tower) 199 Hồ Tùng Mậu (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội).
Tin liên quan
Ngày 26/8, Cộng đồng Review Bất động sản đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược với Nhà Tốt để phát triển thông tin về bất động sản.
Khu đô thị mới Phú Lương là một trong những dự án nổi bật, có diện tích hơn 30,8 ha và tọa lạc tại các phường Phú La, Phú Lương và Kiến Hưng, quận Hà Đông. Dự án này cung cấp 475 căn nhà và có tổng vốn đầu tư lên đến 4.831 tỷ đồng. Chủ đầu tư của dự án là liên danh giữa CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Việt và CTCP Xây dựng Hồng Quang.
Bài mới
TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá cao vai trò của các phương tiện công nghệ truyền thông trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước ngày một phát triển và Home Today là một trong số đó.
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.