Hé lộ nguyên nhân công ty chứng khoán liên quan đến Thành Công Group bị đình chỉ hoạt động
Vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động của Công ty Cổ phần Chứng khoán HVS Việt Nam. Nguyên nhân do công ty này vi phạm quy định nghiêm trọng về chứng khoán.
Lý do Chứng khoán HVS Việt Nam bị đình chỉ toàn bộ hoạt động là do công ty này không đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 94 Luật Chứng khoán 2019. Việc không tuân thủ các tiêu chuẩn này đặt ra rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh công ty và quyền lợi của nhà đầu tư.
Công ty cổ phần Chứng khoán HVS Việt Nam (địa chỉ trụ sở chính tại số 31, đường số 9, khu dân cư Nam Long, tổ 7B, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM) tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán Hùng Vương, thành lập năm 2008.
Công ty hoạt động với các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đa dạng: Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán; tư vấn tài chính doanh nghiệp... Vốn điều lệ hiện hơn 50 tỷ đồng.
Đây không phải là lần đầu tiên Chứng khoán HVS gặp phải vấn đề liên quan đến pháp luật.
Hồi tháng 5, HVS bị phạt 25 triệu đồng do tự ý thay đổi trụ sở chính khi chưa được cơ quan quản lý chấp thuận bằng văn bản.
Công ty chứng khoán này cũng phải nộp phạt thêm 85 triệu đồng do không báo cáo phương án khắc phục được HĐQT công ty thông qua về việc không đáp ứng việc duy trì điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Năm 2018, công ty bị phạt 70 triệu đồng do không thiết lập Bộ phận Kiểm toán nội bộ. Cũng trong năm này, UBCKNN đã rút nghiệp vụ môi giới đối với Chứng khoán HVS. Sau đó, công ty mất tư cách thành viên tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) rồi bị thu hồi giấy chứng nhận thành viên lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Bắt đầu từ việc bị phạt hành chính và rút các giấy phép kinh doanh quan trọng, HVS rơi vào tình trạng khủng hoảng và phải đình chỉ hoạt động trong một thời gian dài. Dù được phép hoạt động trở lại vào năm 2020, công ty vẫn không thể ổn định và liên tục đối mặt với những thay đổi lớn về cơ cấu sở hữu.
Trong vòng 4 năm, HVS đã trải qua nhiều lần chuyển nhượng cổ phần, dẫn đến việc thay đổi hoàn toàn bộ máy lãnh đạo.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tháng 12/2020, bộ ba cổ đông sáng lập gồm: Ông Đường Văn Tài, ông Hoàng Nguyễn Thanh Hùng và ông Phạm Ngọc Chiến đã quyết định thoái vốn, nhường lại quyền kiểm soát cho nhóm nhà đầu tư mới là các ông Lê Hồng Anh, Nguyễn Toàn Thắng và Nguyễn Đình Đại.
Tuy nhiên, sự thay đổi này không kéo dài lâu khi chỉ sau một thời gian ngắn, cổ phần lại tiếp tục được chuyển nhượng cho bà Trương Thị Hồng Nga, ông Ngô Văn Đô và ông Thái Đình Sỹ. Nhóm cổ đông mới này nhanh chóng nắm giữ các vị trí quan trọng trong Hội đồng quản trị (HĐQT).
Đáng chú ý, nửa đầu năm nay, cơ cấu sở hữu của công ty lại một lần nữa trải qua cuộc "cách mạng" khi bà Văn Lê Hằng cùng bà Nguyễn Thị Thủy và ông Trịnh Bình Long đã mua lại phần lớn cổ phần, nắm quyền kiểm soát tuyệt đối và thay thế hoàn toàn nhóm lãnh đạo trước đó. Trong đó, bà Hằng giữ vai trò là Chủ tịch.
Các nhân sự mới của HĐQT HVS đều là những nhân sự quan trọng trong nhiều năm qua của Tập đoàn Thành Công (Thành Công Group).
Chẳng hạn, bà Văn Lê Hằng từ 2017 đến nay là chuyên viên kinh doanh của Công ty TNHH TCH Land; bà Nguyễn Thị Thủy gắn bó với Thành Công Group từ năm 2005 và hiện đang là Thư ký - Trợ lý của tập đoàn này; trong khi đó, ông Trịnh Bình Long từng có thời gian làm Giám đốc Công ty TNHH Thành Công Thanh Hóa và hiện đảm nhận vị trí Giám đốc QLPT Khối Ô tô của TC Group.
Năm 2024, Chứng khoán HVS đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng với tổng doanh thu dự kiến 20 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 10 tỷ đồng. Công ty cũng lên kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động thông qua việc tăng vốn điều lệ và thay đổi trụ sở chính.
Tuy nhiên, trong nửa đầu năm, doanh thu hoạt động của Chứng khoán HVS chỉ ghi nhận 201 triệu đồng và lỗ trước thuế 266 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm trước doanh thu hoạt động đạt 414 triệu đồng và lãi 203 triệu đồng. Lỗ lũy kế tính đến 30/6 là 39,3 tỷ đồng.
Tổng tài sản giảm về 10,9 tỷ đồng, trong đó lượng tiền mặt chiếm chủ yếu với 10 tỷ đồng. Tổng số nhân viên của công ty tại ngày 30/6/2024 chỉ có 6 người./.
Đọc thêm
Chốt phiên hôm nay 13/9, chỉ số VN-Index giảm 4,64 điểm (-0,37%) xuống 1.251,71 điểm. Nhóm chứng khoán bất động sản có phiên tăng điểm.
Chốt phiên hôm nay 12/9, chỉ số VN-Index tăng 3,08 điểm (-0,25%) lên 1.256,35 điểm. Nhóm chứng khoán bất động sản tiếp tục giảm điểm.
Chốt phiên hôm nay 11/9, chỉ số VN-Index giảm 1,96 điểm (-0,16%) xuống 1.253,27 điểm. Nhóm chứng khoán bất động sản tiếp tục giảm điểm.
Chốt phiên hôm nay 10/9, chỉ số VN-Index giảm 12,5 điểm (-0,99%) xuống 1.255,23 điểm. Nhóm chứng khoán bất động sản giảm điểm mạnh khi mất 32,61 điểm.
Tin liên quan
Ngày 30/9, 26 thửa đất thuộc khu Đồng Sậy - Trẫm Sau (giai đoạn 2), thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng (Hà Nội) sẽ được đưa ra đấu giá với mức giá khởi điểm từ 14 triệu đồng/m².
Bão Bebinca - cơn bão có đường đi bất ngờ đã đổ bộ vào Thượng Hải (Trung Quốc) vào sáng nay.
UBND TP. Hà Nội đã bàn giao 19.177 m² đất tại xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín cho UBND huyện Thường Tín để lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất ở.
Điểm nhấn của những ngôi nhà trong hang đá thời nay là sự mộc mạc, độc đáo và tiện nghi chẳng kém gì các khách sạn 5 sao.
Bài mới
TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá cao vai trò của các phương tiện công nghệ truyền thông trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước ngày một phát triển và Home Today là một trong số đó.
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.