Thị xã có tên ngắn nhất Việt Nam sắp chính thức xuất hiện
Chỉ còn hơn 10 ngày nữa, thị xã với tên gọi ngắn nhất Việt Nam sẽ được công bố. Địa phương này bao gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã.
Theo Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2025, thị xã Chũ sẽ chính thức được thành lập.
Cụ thể, một phần diện tích tự nhiên 75,93 km2 của huyện Sơn Động sẽ được chuyển về huyện Lục Ngạn. Đồng thời, 11,98 km2 diện tích tự nhiên và 520 người dân của xã Thanh Hải sẽ được sáp nhập vào xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn.
Sau khi điều chỉnh, xã Biên Sơn có tổng diện tích 32,65 km2 với dân số 9.737 người, trong khi xã Thanh Hải còn lại 17,09 km2 với quy mô dân số 17.413 người.
Thị xã Chũ được thành lập dựa trên diện tích tự nhiên 251,55 km2 và quy mô dân số 127.881 người, bao gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Lục Ngạn, gồm thị trấn Chũ và các xã: Hồng Giang, Kiên Lao, Kiên Thành, Mỹ An, Nam Dương, Quý Sơn, Phượng Sơn, Thanh Hải và Trù Hựu.
Thành lập các phường thuộc thị xã Chũ như sau:
Thành lập phường Chũ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 12,84 km2 và quy mô dân số là 17.059 người của thị trấn Chũ. Thành lập phường Trù Hựu trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 12,75 km2 và quy mô dân số là 11.551 người của xã Trù Hựu.
Thành lập phường Hồng Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 14,50 km2 và quy mô dân số là 12.056 người của xã Hồng Giang. Thành lập phường Phượng Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 20,65 km2 và quy mô dân số là 13.600 người của xã Phượng Sơn.
Thành lập phường Thanh Hải trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 17,09 km2 và quy mô dân số là 17.413 người của xã Thanh Hải sau khi điều chỉnh.
Thành lập các thị trấn thuộc huyện Lục Ngạn như sau: Thành lập thị trấn Phì Điền trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,29 km2 và quy mô dân số là 5.726 người của xã Phì Điền. Thành lập thị trấn Biển Động trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 18,65 km2 và quy mô dân số là 9.334 người của xã Biển Động.
Sau khi sắp xếp, huyện Lục Ngạn có diện tích tự nhiên là 856,89 km2 và quy mô dân số là 126.625 người;có 19 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã: Biên Sơn, Cấm Sơn, Đèo Gia, Đồng Cốc, Giáp Sơn, Hộ Đáp, Kim Sơn, Phú Nhuận, Phong Minh, Phong Vân, Sa Lý, Sơn Hải, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Tân Quang, Tân Sơn và 2 thị trấn: Biển Động, Phì Điền.
Huyện Sơn Động có diện tích tự nhiên là 784,63 km2 và quy mô dân số là 89.311 người; có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã: An Bá, An Lạc, Cẩm Đàn, Dương Hưu, Đại Sơn, Giáo Liêm, Hữu Sản, Lệ Viễn, Long Sơn, Phúc Sơn, Thanh Luận, Tuấn Đạo, Vân Sơn, Vĩnh An, Yên Định và 2 thị trấn: An Châu, Tây Yên Tử.
Thị xã Chũ có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 5 phường: Chũ, Hồng Giang, Phượng Sơn,Thanh Hải, Trù Hựu và 5 xã: Kiên Lao, Kiên Thành, Mỹ An, Nam Dương, Quý Sơn.
Nghị quyết cũng thành lập Tòa án nhân dân thị xã Chũ, tỉnh Bắc Giang và thành lập Viện kiểm sát nhân dân thị xã Chũ, tỉnh Bắc Giang.
Nghị quyết có hiệu lực từ 1/1/2025.
Chũ - tên thị xã ngắn nhất Việt NamTheo thống kê không chính thức danh sách các thị xã của Việt Nam của Wikipedia bản tiếng Việt, Chũ là thị xã có tên ngắn nhất Việt Nam, một từ và 3 chữ cái. Các thị xã khác thường sẽ có hai từ và từ 4 chữ cái trở lên. Lãnh đạo huyện Lục Ngạn cho biết, huyện được chia thành 2 vùng phát triển với đặc điểm địa hình khác biệt. Vùng đồi thấp trung tâm, bao gồm thị trấn Chũ và các xã lân cận, có lợi thế phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, du lịch sinh thái và hình thành đô thị hiện đại lấy thị trấn Chũ làm hạt nhân. Vùng còn lại là đồi núi cao với tiềm năng phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi và trồng cây ăn quả. Việc thành lập thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn mới sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, lấp khoảng trống đô thị động lực ở vùng Đông Bắc tỉnh Bắc Giang. Những năm qua, kinh tế - xã hội ở khu vực thị trấn Chũ và các xã trung tâm đã có sự tăng trưởng mạnh, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. |
Đọc thêm
Tin vui cho người tìm kiếm nhà ở giá rẻ tại Hà Nội: Dự án nhà ở xã hội tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, với hơn 460 căn hộ vừa chính thức khởi công. Cùng với dự án tại khu đô thị Hạ Đình và quận Long Biên đã được cấp phép, thị trường nhà ở xã hội Hà Nội sắp đón nhận nguồn cung hơn 1.500 căn hộ trong thời gian tới.
Mới được mở bán trở lại sau một tháng tạm dừng, loạt biệt thự cao cấp của Kita Invest tại dự án Kita Capital ở Khu đô thị Ciputra (Tây Hồ, Hà Nội) đã khiến thị trường bất động sản dậy sóng với mức giá tăng mạnh từ 60-125 triệu đồng/m². Đặc biệt, các căn biệt thự sở hữu “view” đối diện hai khu nghĩa trang Phú Thượng và Nhật Tân vẫn thu hút sự chú ý không nhỏ.
Chứng khoán hôm nay 18/12 ghi nhận phiên tăng nhẹ của nhóm bất động sản. Trong đó, FDC và một mã khác "quen mặt" lại tăng trần.
Tin liên quan
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1462/QĐ-TTg ngày 25/11/2024 về chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hòa Yên, tỉnh Bắc Giang. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng.
Dự án Vườn Vua liên tục điều chỉnh, kéo dài 11 năm gây lãng phí đất đai; Nhùng nhằng việc chấm dứt Dự án BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (30/11).
Bài mới
Theo báo cáo mới nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, tỷ lệ đất dành cho nhà ở xã hội tại Khu đô thị Thanh Hà chỉ đạt 13,8%, thấp hơn nhiều so với quy định. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đề xuất tăng diện tích đất dành cho xây dựng nhà ở xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhà ở cho người dân trong giai đoạn 2021-2025.