Điểm tin chứng khoán 16/9: Bất động sản tuột dốc cùng thị trường
Chốt phiên hôm nay 16/9, chỉ số VN-Index giảm 12,45 điểm (-0,99%) xuống 1.239,26 điểm. Nhóm chứng khoán bất động sản có phiên giảm điểm.
Bài viết này thuộc series Điểm tin chứng khoán
Thông tin về chứng khoán, tài chính bất động sản hot nhất được Hometoday cập nhật hàng ngày cho những doanh nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư siêu bận rộn cần cái nhìn toàn cảnh về diễn biến thị trường.
Chốt phiên, sàn HOSE có tới 312 mã giảm và chỉ còn 97 mã tăng, VN-Index giảm 12,45 điểm (-0,99%), xuống 1.239,26 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 608 triệu đơn vị, giá trị 13.485,25 tỷ đồng.
Sàn HNX có 58 mã tăng và 96 mã giảm, HNX-Index giảm 1,58 điểm (-0,68%) xuống 230,84 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 39,5 triệu đơn vị, giá trị 708,9 tỷ đồng.
UPCoM-Index giảm 0,38 điểm (-0,41%) xuống 92,57 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 21,14 triệu đơn vị, giá trị 330,81 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm, với VN30F2409 giảm 12,1 điểm, tương đương -0,9% xuống 1.282 điểm, khớp lệnh gần 168.580 đơn vị, khối lượng mở 44.600 đơn vị.
Qua thống kê, cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản giảm mạnh trong phiên hôm nay với 38,81 điểm (1,48%).
Nếu tính từ đầu năm, nhóm ngành này giảm nhẹ 1,54%.
Nếu xét trong vòng 1 tháng trở lại, các mã chứng khoán lĩnh vực bất động sản chốt phiên vẫn ghi nhận tăng trưởng 4,27%.
Nhóm mã chứng khoán bất động sản ghi nhận cuối phiên hôm nay có sự phân hóa, đáng chú ý, lượng mã giảm điểm tràn ngập nhóm ngành, đặc biệt ở nhưng mã có giá trị vốn hóa lớn.
Các mã có phiên giảm điểm có thể kể đến VHM, BCM, VIC, VRE... Sắc xanh hiếm hoi được thiết lập cuối phiên ở KDH, KOS, NTC, VCR... trong khi SNZ, KSF, IJC... giữ nguyên mức tham chiếu.
Nhóm chứng khoán bất động sản sụt giảm trong bối cảnh công tác thi hành một số bộ luật vẫn còn nhiều vướng mắc bởi cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, một số văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền của trung ương, hầu hết văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền của địa phương chưa được ban hành, ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật khi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.
Nổi bật trong số những bất cập là việc điều chỉnh bảng giá đất. Khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 về việc chuyển tiếp sử dụng Bảng giá đất quy định: Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025; trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.
Mặt khác, một số địa phương bảng giá đất điều chỉnh tăng cao đột biến, chênh lệch rất lớn so với Bảng giá đất hiện hành, sẽ dẫn đến sự phản ứng của các đối tượng chịu tác động như người dân, doanh nghiệp sử dụng đất, nhất là khi thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp áp dụng Bảng giá đất quy định tại Luật Đất đai 2024./.
Đọc thêm
Tin liên quan
Bài mới
Kể từ ngày 4/10/2024, Nghị định 123/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, quy định rõ ràng về các hình thức xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Các hành vi như chậm trễ trong việc sang tên hay tự ý sửa đổi thông tin trên sổ đỏ sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức phạt có thể lên đến 100 triệu đồng.
Sự sôi động của thị trường bất động sản Việt Nam trong quý III năm 2024 cho thấy những chuyển biến tích cực, mặc dù vẫn tồn tại nhiều thách thức. Theo VARS, thị trường bất động sản dự kiến sẽ tiếp tục "nóng" lên vào cuối năm khi các quy định pháp lý mới chính thức có hiệu lực, cùng với việc các chủ đầu tư gia tăng tốc độ triển khai dự án.
Sau một thời gian dài ảm đạm, bất động sản vùng ven và ngoại ô đang chứng kiến sự phục hồi đầy hứa hẹn. Với hạ tầng giao thông và dịch vụ phát triển, nhu cầu mua đất tại đây ngày càng tăng. Phong trào "bỏ phố về quê" vẫn tiếp diễn, khi nhiều người tìm về vùng ngoại ô để xây dựng homestay và phát triển các mô hình sinh thái độc đáo.