Quản lý đất đai là gì? Những cơ quan nào quản lý đất đai?
Quản lý đất đai là gì? Cơ quan quản lý đất đai là cơ quan nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết của Hometoday dưới đây nhé!
Khái niệm quản lý đất đai là gì?
Quản lý đất đai là gì? Quản lý đất đai là quá trình sử dụng và phát triển đất đai một cách hiệu quả, bền vững, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cơ quan quản lý đất đai gồm những cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Đất đai 2013 có quy định về cơ quan quản lý đất đai cụ thể như sau:
Cơ quan quản lý đất đai bao gồm:
-
Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương cho đến địa phương.
-
Cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở trung ương chính là Bộ Tài nguyên & Môi trường.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương thường được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập cũng như hoạt động theo quy định của Chính phủ.
Mặt khác, theo Điều 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định cơ quan quản lý đất đai như sau:
Cơ quan quản lý đất đai bao gồm:
1. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương sẽ bao gồm:
a, Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó là Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh đó là Phòng Tài nguyên và Môi trường.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương sẽ bao gồm Sở Tài nguyên & Môi trường, Phòng Tài nguyên & Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong việc quản lý nhà nước về đất đai.
3. UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm sẽ xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai ở địa phương; UBND cấp huyện tiến hành bố trí công chức địa chính xã, phường, thị trấn nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ.
4. Bộ Tài Nguyên & Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương cũng như nhiệm vụ của công chức địa chính xã, phường, thị trấn.
Như thế, hiện nay cơ quan quản lý đất đai sẽ gồm những cơ quan sau:
1. Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương đó là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương sẽ bao gồm:
-
Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó là Sở Tài Nguyên & Môi trường;
-
Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó là Phòng Tài nguyên và Môi trường.
3. Cơ quan Tài nguyên & Môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên & Môi trường, Phòng Tài Nguyên & Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong việc quản lý đất đai.

Nội dung về hoạt động của Nhà nước về quản lý đất đai là gì?
Điều 22 Luật Đất đai 2013 quy định, hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai sẽ có những nội dung như sau:
-
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, tổ chức thực hiện văn bản đó.
-
Xác định địa giới hành chính, lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
-
Khảo sát, đo đạc và lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra và đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
-
Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
-
Quản lý việc giao, cho thuê đất, thu hồi đất cũng như chuyển mục đích sử dụng đất.
-
Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất.
-
Đăng ký đất đai, lập cũng như quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất.
-
Thống kê và kiểm kê đất đai.
-
Xây dựng hệ thống về thông tin đất đai.
-
Quản lý tài chính về đất, giá đất.
-
Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.
-
Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi cũng như đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
-
Phổ biến và giáo dục pháp luật về đất đai.
-
Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại và tố cáo trong việc quản lý, sử dụng đất đai.
-
Quản lý đối với hoạt động dịch vụ về đất đai.
Trách nhiệm của nhà nước về quản lý đất đai là gì?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Đất đai 2013, trách nhiệm của Nhà nước về quản lý đất đai được quy định cụ thể như sau:
-
Chính phủ sẽ thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước;
-
Bộ Tài Nguyên & Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai;
-
UBND các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương đúng theo thẩm quyền quy định tại Luật này.

Như thế, thông tin quản lý đất đai là gì đã được chúng tôi nêu rõ trong bài viết trên. Hy vọng thông tin trong bài viết thực sự bổ ích đối với bạn.
Đọc thêm
Cò đất là gì? Đây là thuật ngữ quen dùng hàng ngày nhưng không phải ai cũng nắm rõ. Thậm chí, nhiều người không phân biệt đâu là cò đất, đâu là môi giới bất động sản.
Cung đất là gì? Cung đất là một trong bốn nhóm nguyên tố của 12 cung hoàng đạo. Cùng tìm hiểu chi tiết cung đất là gì trong bài viết dưới đây nhé!
Đất DHT là gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra. Cùng tìm hiểu chi tiết về loại đất này trong bài viết dưới đây của Hometoday.
Tin liên quan
Đất DHT là gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra. Cùng tìm hiểu chi tiết về loại đất này trong bài viết dưới đây của Hometoday.
Cùng tìm hiểu khái niệm đất tái định cư là gì? Quy định bồi thường cho đất tái định cư như thế nào trong bài viết sau đây của Hometoday nhé!
Cùng giải đáp câu hỏi đất lưu không là gì? Đất không lưu có được cấp sổ đỏ hay không? Quy định sử dụng đất lưu không thế nào trong bài viết dưới đây nhé!
Bài mới

Thửa đất có diện tích 200m2 đã được cấp sổ đỏ từ năm 2010 nhưng hiện nay, công dân có nhu cầu tách thửa, nhưng khi đo đạc lại, diện tích thực tế tăng thêm 20m2 dù ranh giới và hình dáng thửa đất không thay đổi so với giấy chứng nhận. Trong trường hợp này, liệu có cần nộp thêm thuế cho phần diện tích tăng thêm hay không?

Kết thúc 2024 - năm bản lề của chiến lược chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11,543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt kế hoạch được ĐHĐCĐ thường niên thông qua. Ngân hàng tiếp tục khẳng định vị thế TOP 5 NHTM tư nhân lớn nhất Việt Nam và vươn tầm khu vực.

Trong kỷ nguyên mới, văn hóa không chỉ là tấm gương phản chiếu bản sắc dân tộc mà còn là nguồn lực mềm thúc đẩy sự phát triển, khẳng định vị thế quốc gia. Bảo tồn, phát triển văn hóa không dừng lại ở việc tôn vinh mà còn là sự giao thoa và sáng tạo, mở cơ hội để Việt Nam hội nhập, song vẫn giữ vững hồn cốt riêng.

Kể từ khi thành lập vào ngày 07/7/2023 đến nay, Quỹ Vì tương lai xanh và các công ty thành viên thuộc hệ sinh thái Vingroup đã quyết liệt triển khai những hành động “phủ xanh” trên khắp dải đất hình chữ S, từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến vùng cao, và huy động sự tham gia hưởng ứng đông đảo của mọi thành phần nhân dân.