Điểm tin chứng khoán 27/12: Đằng sau câu chuyện TEG "lên đỉnh"
Chứng khoán hôm nay 27/12 ghi nhận nhóm bất động sản ghi giảm điểm. Trong đó, TEG tăng trần sau thời gian Chủ tịch HĐQT thoái vốn.
Qua thống kê, cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản hôm nay giảm 13,26 điểm (-0,51%).
Nếu tính từ đầu năm, nhóm ngành này mất 1,83%.
Nếu xét trong vòng 1 tháng trở lại, các mã chứng khoán lĩnh vực bất động sản mất 0,38%.
TEG là mã bất động sản duy nhất tăng trần trong phiên hôm nay. Mã chứng khoán của CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành tăng 7% lên 7.490 đồng/cp.
Trong một động thái mới đây, TEG đã thông báo Nghị quyết HĐQT về việc cử người đại diện quản lý phần vốn góp tại CTCP Điện gió Trường Thành Trà Vinh.
Theo đó, ông Trần Tuấn Phong có quyền đại diện và thay mặt Trường Thành tham gia quản lý hơn 15 triệu cổ phần, tương đương 19,99% tổng vốn điều lệ của CTCP Điện gió Trường Thành Trà Vinh.
Cuối tháng trước, Chủ tịch HĐQT Đặng Trung Kiên đã bán toàn bộ hơn 5,2 triệu cp nắm giữ, tương đương 4,31% vốn tại TEG. Trong khi Chủ tịch TEG thoái sạch vốn, 2 Thành viên HĐQT là ông Lê Đình Ngọc và ông Mạc Quang Huy lần lượt mua vào gần 1,8 triệu cp và 1,1 triệu cp trong phiên 22/11. Qua đó, ông Ngọc và ông Huy lần lượt tăng tỷ lệ sở hữu TEG lên mức 2,67% (3,2 triệu cp) và 1,64% (gần 2 triệu cp).
9 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của TRG 290 tỷ đồng, gấp 6,6 lần cùng kỳ năm trước - doanh thu cao nhất từ trước đến nay mà TEG đạt được. Dù vậy, với mục tiêu doanh thu năm nay là 556 tỷ đồng, công ty chỉ thực hiện được 52% chỉ tiêu doanh thu.
Giá vốn lại tăng đột biến gấp gần 8 lần cùng kỳ, đi kèm với doanh thu tài chính giảm 83%. Đây là 2 yếu tố chính bào mòn lợi nhuận sau thuế của Trường Thành về chỉ còn 4%, tương đương giảm 93% so với cùng kỳ. Điều này đồng nghĩa với việc công ty chỉ mới hoàn thành được vỏn vẹn 6% mục tiêu lợi nhuận của năm.
9 tháng đầu năm 2023, TEG lãi nhờ chuyển nhượng phần vốn góp tại công ty liên kết và các khoản đầu tư hơn 113 tỷ đồng, nhưng năm 2024 chỉ xấp xỉ 5 tỷ đồng.
Tính đến 30/9/2024, tổng tài sản của công ty tăng từ 1.168 tỷ đồng lên 1.658 tỷ đồng. Phải thu ngắn hạn của TRG phình to hơn 2 lần từ 350 tỷ đồng lên 783 tỷ đồng. Trong đó, phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng đột biến 10 lần lên 410 tỷ đồng. Đóng góp vào các khoản phải thu khách hàng là nhiều cá nhân với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng. Có thể kể đến, TEG phải thu của ông Lê Hoàng Bảo 35,5 tỷ đồng, ông Đỗ Chí Hiếu 18,4 tỷ đồng, ông Nguyễn Mạnh Hà 11,5 tỷ đồng, ông Nguyễn Anh Tuấn 87,7 tỷ đồng và ông Cao Trương Công Bắc là 141,8 tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối kế toán, vốn chủ sở hữu của TEG tăng đáng kể so với đầu năm, từ 977 tỷ đồng lên 1.479 tỷ đồng.
Nợ phải trả của doanh nghiệp giảm từ 191 tỷ đồng xuống 179 tỷ đồng. Dù nợ ngắn hạn đã giảm xuống còn 137 tỷ đồng, nhưng nợ dài hạn phi mã từ gần 4 tỷ đồng lên 42 tỷ đồng - xuất phát từ vay và nợ thuê tài chính dài hạn.
Qua thuyết minh, CTCP Năng lượng và BĐS Trường Thành đã vay BIDV Tây Hồ hơn 3,3 tỷ đồng theo Hợp đồng hạn mức số 02/2022/9608396/HĐTD để thanh toán tiền mua xe ô tô, thời hạn vay 84 tháng kể từ ngày tiếp theo của ngày giải ngân đầu tiên, lãi 9,9%/năm.
Ngoài ra, Công ty TNHH Onsen Hội Vân (là công ty con được hợp nhất của TEG) vay Vietinbank (chi nhánh Bắc Hưng Yên hơn 38,7 tỷ đồng để thanh toán cho các đơn vị tư vấn, nhà thầu. Thời hạn vay 60 tháng, lãi 8,6%/năm.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư của BĐS Trường Thành tính đến 30/9/2024 đã âm hơn 581 tỷ đồng, chủ yếu đến từ tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác (âm 253 tỷ đồng) và tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác (âm 340 tỷ đồng)./.
Đọc thêm
Chứng khoán hôm nay 9/12 ghi nhận phiên tăng điểm cho nhóm bất động sản. Trong đó, lượng mã khoác áo xanh chiếm đa số, cho thấy sự khả quan của nhóm ngành.
Chứng khoán hôm nay 5/12 ghi nhận phiên tăng điểm mạnh mẽ của nhóm ngành bất động sản với dòng tiền lớn đổ vào.
Chứng khoán hôm nay 4/12 ghi nhận phiên giảm điểm của nhóm bất động sản. Trong đó, AGG và L14 là hai mã đi ngược dòng nhóm ngành.
Chứng khoán hôm nay 3/12 ghi nhận phiên phục hồi cho nhóm bất động sản; trong đó, FDC là mã duy nhất giảm sàn.
Tin liên quan
Việc chưa có định nghĩa rõ ràng về "dự án" trong Nghị định 171 đang khiến các dự án nhà ở thương mại rơi vào tình trạng "bất động". Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc triển khai dự án, gây ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.
Bạn có thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ...? Có thể phòng ngủ của bạn đang mắc phải những sai lầm phong thủy nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu 3 đại kỵ phong thủy phổ biến nhất trong phòng ngủ và cách cải thiện không gian nghỉ ngơi của bạn.
@hometoday.vn #tiktoknews #socialnews #batdongsan #hometoday #bds ♬ nhạc nền - HOME TODAY
Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) dự kiến sẽ tổ chức đấu giá 5 thửa đất vào giữa tháng 1/2025. Mức giá khởi điểm mỗi thửa từ trên 12 tỷ đồng. Các lô đất đều nằm ở những vị trí đắt đỏ và sôi động.
Thông tin mở bán nhà, dự án BĐS, đấu giá ngày 27/12 có các thông tin nổi bật sau: Vinhomes Royal Island mở bán giá khoảng 9 tỷ đồng 1 căn; Hà Nội sắp có thêm hơn 1.000 căn nhà giá rẻ;...
Bài mới
Tầng 9 chung cư thường là sự lựa chọn ít phổ biến đối với nhiều người, không chỉ vì vị trí cao mà còn vì những yếu tố phong thủy đặc biệt. Theo quan niệm trong văn hóa phương Đông, số 9 có thể mang lại những ảnh hưởng không mấy thuận lợi đối với gia chủ. Vậy liệu phong thủy của tầng 9 có thực sự gây ra những điều xui xẻo hay không?
Trong quan niệm phong thủy, âm dương là hai yếu tố đối lập nhưng bổ sung cho nhau. Vậy việc xây nhà gần nơi thờ tự như đình, chùa, đền, miếu có làm mất cân bằng âm dương trong ngôi nhà không? Vậy làm thế nào để hóa giải những lo lắng và tận dụng tối đa nguồn năng lượng tích cực từ những nơi linh thiêng này?