FLC có tân Chủ tịch, bà Bùi Hải Huyền bất ngờ trở lại ghế CEO
Tập đoàn FLC vừa có sự thay đổi nhân sự cấp cao, ông Vũ Anh Tuân được bổ nhiệm làm tân Chủ tịch, trong khi bà Bùi Hải Huyền trở lại vị trí Tổng Giám đốc. Đặc biệt, bà Huyền từng đảm nhiệm vị trí CEO của FLC trong 3 năm, từ ngày 19/3/2020 đến cuối tháng 2/2023.
Theo thông cáo vào chiều ngày 5/12, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Tập đoàn FLC đã công bố Nghị quyết bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc mới, nhằm kiện toàn nhân sự cấp cao để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng trong giai đoạn sắp tới.
Ông Vũ Anh Tuân được bầu làm Chủ tịch HĐQT từ ngày 5/12/2024, thay thế ông Lê Bá Nguyên, người vừa được miễn nhiệm để đảm nhận các nhiệm vụ khác. Cùng ngày, HĐQT FLC cũng bổ nhiệm bà Bùi Hải Huyền làm Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Ông Vũ Anh Tuân có 20 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, đã làm việc tại các tổ chức tài chính uy tín tại Việt Nam và gia nhập FLC từ năm 2022. Ông cũng là người trực tiếp tham gia quá trình tái cơ cấu của FLC trong những năm qua và hiện đang đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại Tập đoàn cùng các đơn vị thành viên.
Về phần bà Bùi Hải Huyền, bà đã có 3 năm giữ chức CEO FLC (từ 19/3/2020 đến cuối tháng 2/2023), sau nhiều năm tham gia điều hành và quản trị các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của FLC, bao gồm khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản, nông nghiệp công nghệ cao, hàng không và nông dược.
Tập đoàn FLC cho biết, việc kiện toàn đội ngũ nhân sự cấp cao trong HĐQT và Ban điều hành là bước đi quan trọng nhằm nâng cao năng lực quản trị, cải thiện chất lượng điều hành và tăng cường sức cạnh tranh. Đặc biệt, trong bối cảnh doanh nghiệp đang thực hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới tái khởi động và triển khai hàng loạt dự án trọng điểm trên toàn quốc, đồng thời nỗ lực giải quyết các vấn đề tài chính, pháp lý để đảm bảo nghĩa vụ với khách hàng, cổ đông và đối tác.
Một số dự án nổi bật mà FLC đang tập trung nguồn lực gồm: FLC Tropical City Hạ Long, với hơn 80% hạ tầng đã hoàn thành, dự kiến đưa vào sử dụng các căn hộ giai đoạn 1 vào đầu năm 2025 và triển khai giai đoạn 2; FLC Quảng Bình, rộng hơn 2.000 ha, sẽ khánh thành khách sạn 5 sao vào năm 2025; và FLC Premier Parc tại Hà Nội, với hạ tầng cơ bản hoàn thiện và nhiều sản phẩm cao cấp dự kiến ra mắt trong năm 2025.
Tại Đại hội cổ đông bất thường diễn ra vào ngày 12/11 vừa qua, lãnh đạo Tập đoàn FLC đã thông báo rằng doanh nghiệp hiện đang quản lý 54 dự án tại 14 tỉnh thành trên toàn quốc. FLC đang tích cực triển khai các giải pháp để giải quyết các vấn đề pháp lý và tài chính, đồng thời tìm kiếm đối tác tiềm năng nhằm đảm bảo tiến độ và hiệu quả cho các dự án.
Tuy nhiên, một thách thức lớn mà FLC đang đối mặt là khoản nợ lớn về tiền thuê đất và tiền sử dụng đất, với tổng nghĩa vụ tài chính lên tới hơn 1.000 tỷ đồng. Đây là trở ngại không nhỏ trong việc giải quyết các thủ tục pháp lý của các dự án tại địa phương.
Đối với những dự án đang xây dựng dở dang, tình hình tài chính yếu kém đã dẫn đến tiến độ chậm trễ, ảnh hưởng đến khách hàng và uy tín của tập đoàn. Trong số 54 dự án hiện tại, 12 dự án đã hết hạn tiến độ và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong khi 8 dự án đối mặt nguy cơ bị thu hồi. Bên cạnh đó, 14 dự án đã ngừng hoạt động, bao gồm những dự án tự nguyện dừng hoặc bị các tỉnh thu hồi./.
Đọc thêm
Dự án Khu đô thị FLC Legacy Kon Tum, nằm ngay trung tâm hành chính của thành phố Kon Tum, đã được định hướng trở thành tổ hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở hiện đại bậc nhất của tỉnh Kon Tum và khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, do "gặp nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau", Tập đoàn FLC đã chính thức xin dừng triển khai dự án trị giá 1.700 tỷ đồng này.
Tập đoàn FLC đề xuất nghiên cứu và đầu tư quần thể sân golf, trung tâm hội nghị và khu du lịch nghỉ dưỡng với tổng vốn 20.000 tỷ đồng tại Quảng Trị. Văn bản đề xuất đã được gửi đến UBND tỉnh Quảng Trị.
Tin liên quan
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đang trở thành điểm nóng thu hút dòng vốn đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực M&A. Chỉ tính riêng trong 9 tháng năm 2024, đã chiếm đến 91% trên tổng giá trị giao dịch.
Khu vực bất động sản "lọt mắt xanh" của Tập đoàn Trump đang ghi nhận cơn sốt mới, với mức tăng giá ấn tượng từ 30-50% trong nửa đầu năm 2024.
Vừa qua, Tập đoàn Ecopark đã đề nghị đầu tư dự án Khu đô thị mới Cam Lâm rộng 100ha tại tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, vị trí khu đất trùng với dự án mà Tập đoàn C.E.O đề xuất trước đó.
Bài mới
Văn Phú Invest rút khỏi dự án khu đô thị 8.500 tỷ đồng tại Đồng Nai; Quận Hoàng Mai (Hà Nội) dự kiến sẽ thu hồi hơn 1.400m2 liên quan đến 24 thửa đất để nâng cấp, mở rộng đường Lĩnh Nam; Sắp đấu giá hơn 200 lô đất tại Hà Nam, khởi điểm thấp nhất 41 triệu đồng/lô... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (18/1).
Bầu Hiển thưởng đậm cho Duy Mạnh, Thành Chung, Hai Long… tại Lễ tuyên dương, khen thưởng vận động viên Hà Nội đạt thành tích xuất sắc tại Giải Vô địch bóng đá Đông Nam Á - ASEAN Cup 2024.
Chiều 16/1, tại Hải Phòng, hai dự án trọng điểm của Tổng Công ty PTĐT Kinh Bắc là Dự án Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát cùng với Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tràng Duệ 3 được trao giấy chứng nhận đầu tư, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Chính phủ, các Bộ TW và thành phố Hải Phòng.
Thời gian qua, một số website và môi giới rầm rộ quảng cáo dự án Legacy Alpha Valley tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc với nhiều lời hứa hấp dẫn. Tuy nhiên, cơ quan quản lý khẳng định dự án này chỉ phục vụ cho các chuyên gia và lao động tại khu công nghệ cao, không phải dự án nhà ở thương mại như quảng bá. Người dân cần thận trọng để tránh "tiền mất, tật mang".