Thuế đất phi nông nghiệp là gì? Đối tượng nào phải chịu thuế đất phi nông nghiệp?
Câu hỏi thuế đất phi nông nghiệp là gì? được rất nhiều người đặt ra. Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Hometoday nhé!
Thuế đất phi nông nghiệp là gì?
Thuế đất phi nông nghiệp là gì? Hiện nay, pháp luật không định nghĩa về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, có thể hiểu thuế đất phi nông nghiệp là một khoản nộp ngân sách Nhà nước bắt buộc mà người sử dụng đất phải đóng khi sử dụng đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp không phải đóng hoặc là được miễn đóng.
Đối tượng nào phải và không phải đóng thuế đất phi nông nghiệp?
Những đối tượng nào phải chịu thuế đất phi nông nghiệp?
Đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định tại Điều 2 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010, trong đó bao gồm:
-
Đất ở nông thôn, đất tại đô thị;
-
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác và chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng và làm đồ gốm;
-
Đất phi nông nghiệp tại mục (3) được sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Những đối tượng nào không phải chịu thuế đất phi nông nghiệp?
Đối tượng không chịu thuế đất phi nông nghiệp là đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh, bao gồm:
-
Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, thể dục thể thao; đất có di tích lịch sử - văn hóa; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
-
Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng
-
Đất làm nghĩa trang/nghĩa địa;
-
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối cùng với mặt nước chuyên dùng;
-
Đất có công trình xây dựng đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
-
Đất xây dựng trụ sở cơ quan hoặc xây dựng công trình sự nghiệp, đất được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
-
Đất phi nông nghiệp khác đúng theo quy định của pháp luật.
Ai phải nộp thuế đất phi nông nghiệp?
Đối tượng nộp thuế đất phi nông nghiệp đều được quy định tại Điều 4 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 như sau:
-
Người nộp thuế đất phi nông nghiệp là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế tại mục (2);
-
Trong trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất sẽ là người nộp thuế;
-
Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể sẽ được quy định như sau:
+ Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư thì người thuê đất ở sẽ là người nộp thuế;
+ Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đúng theo hợp đồng thì người nộp thuế sẽ được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất sẽ là người nộp thuế;
+ Trường hợp nếu đất đã có Giấy chứng nhận nhưng đang tranh chấp, người sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp.
+ Trường hợp khi nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất, người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của họ.
+ Trường hợp nếu quyền sử dụng đất được góp vốn vào pháp nhân mới và thuộc đối tượng chịu thuế, thì pháp nhân mới là người nộp thuế.
Trường hợp miễn thuế đất phi nông nghiệp là gì?
Các trường hợp miễn thuế theo Điều 9 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 bao gồm:
- Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích; địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn; doanh nghiệp sử dụng trên 50% lao động là thương binh, bệnh binh.
- Đất của cơ sở xã hội hóa trong giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
- Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, khuyết tật, trẻ mồ côi, cơ sở chữa bệnh xã hội.
- Đất ở trong hạn mức tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Đất ở trong hạn mức của các đối tượng chính sách như thương binh, bệnh binh, anh hùng lực lượng vũ trang, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, người bị nhiễm chất độc da cam.
- Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo quy định.
- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất theo quy hoạch được miễn thuế cho cả đất bị thu hồi và đất ở mới trong năm thu hồi.
- Đất có nhà vườn được xác nhận là di tích lịch sử - văn hóa.
- Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.
Trường hợp giảm thuế đất phi nông nghiệp là gì?
Đất được giảm 50% thuế nếu thuộc vào những trường hợp sau:
- Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích; địa bàn khó khăn; doanh nghiệp sử dụng từ 20% đến 50% lao động là thương binh, bệnh binh.
- Đất ở trong hạn mức tại địa bàn khó khăn.
- Đất ở trong hạn mức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sĩ không hưởng trợ cấp hàng tháng.
- Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu thiệt hại về đất và nhà từ 20% đến 50% giá tính thuế.
Toàn bộ thông tin trên đây đã giải đáp cho câu hỏi thuế đất phi nông nghiệp là gì? Mong rằng với những thông tin trên đã giúp cho bạn đọc có góc nhìn đúng đắn về các loại thuế để thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Đọc thêm
Nhiều người đặt ra câu hỏi đất LUC là gì? Có được phép chuyển đổi mục đích sử dụng không? Bài viết dưới đây của Hometoday sẽ giúp bạn nắm được khái niệm đất LUC.
Đất BCS là gì? là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Để hiểu về khái niệm này, cùng tìm hiểu thông tin về đất BCS trong bài viết dưới đây.
Nhiều người đặt ra câu hỏi đất đai là gì? Căn cứ vào đâu để xác định loại đất đai? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây của Hometoday.
Tin liên quan
Đất nền là những lô đất nguyên vẹn, chưa có bất kỳ sự tác động nào từ con người như: đào bới, san lấp hay khởi công xây dựng,…
Đất giồng là nơi có địa hình tương đối cao hơn các vùng ven biển khác, dao động từ <1m đến ~4m so với mực nước biển, nên thoát nước dễ dàng trong mùa mưa và dễ bị khô hạn vào mùa nắng.
Trong lĩnh vực bất động sản và quy hoạch đất đai, khái niệm "đất 03" thường được nhắc đến khi đề cập đến các loại đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp tại Việt Nam.