Tòa tháp cao nhất Việt Nam - Empire 88 Tower được "hồi sinh" sau thời gian dài "ngủ quên"
Dự án xây dựng tòa tháp cao nhất Việt Nam - Empire 88 Tower bị "đóng băng" suốt nhiều năm. Mới đây, Tổ Công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, "mở khóa" thủ tục cho dự án này, chấm dứt thời gian dài đình trệ kéo dài.
Mới đây, Tổ Công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư trên địa bàn TP.HCM do Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi làm Tổ trưởng đã công bố việc tháo gỡ khó khăn cho hàng loạt dự án, trong đó có Empire 88 Tower cao 88 tầng - tòa tháp cao nhất Việt Nam.
Cụ thể, khu phức hợp Tháp Quan sát (Empire City) thuộc khu chức năng dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm của Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương cùng với 4 dự án khác sẽ được cấp sổ đỏ, được đóng tiền sử dụng đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung cho dự án gồm: Khu phức hợp thông minh thuộc dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm do Công ty TNHH Lotte Properties HCMC làm chủ đầu tư; khu đất 14,8ha tại phường An Phú, TP. Thủ Đức có chủ đầu tư là Công ty Nguyên Phương; khu phức hợp Tháp Quan sát thuộc khu chức năng dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm của Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương; khu nhà ở cao tầng tại phường Phú Mỹ, quận 7 của chủ đầu tư Hưng Lộc Phát và dự án khu thương mại - căn hộ I-Home (Gò Vấp) của chủ đầu tư CT Group.
Dự kiến sau khi được gỡ vướng, 5 dự án trên sẽ giúp bổ sung vào nguồn thu ngân sách thành phố hơn 18.000 tỷ đồng.
Vào cuối tháng 6/2015, UBND TP.HCM đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Empire 88 Tower cho Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương là liên doanh giữa Công ty cổ phần Tiến Phước và Công ty TNHH bất động sản Trần Thái với đối tác nước ngoài là Keppel Land (của Singapore) và Gaw Capital Partners (có trụ sở tại Hồng Kông). Tại thời điểm công bố, dự án có tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD.
Theo quy hoạch, dự án được xây dựng trên diện tích 14,5 ha, nằm ven sông Sài Gòn và trong khu lõi trung tâm của khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dự án được thiết kế là một khu phức hợp bao gồm trung tâm thương mại cao cấp, khách sạn 5 sao, văn phòng làm việc, căn hộ, bãi đậu xe ngầm... theo tiêu chuẩn quốc tế. Tổng diện tích sàn xây dựng 730.000 m2, trong đó tòa nhà đa chức năng cao 88 tầng, là công trình điểm nhấn tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Đến tháng 2/2017, UBND TP.HCM ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu phức hợp tòa tháp quan sát tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo đó, chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc toàn khu sau khi điều chỉnh bao gồm tổng diện tích sàn xây dựng trên mặt đất từ 730.000 m2 lên 763.438 m2, hệ số sử dụng đất thuần từ 6,54 tăng lên 6,84 lần, số tầng hầm tăng từ hai lên ba tầng, số lượng nhà ở tăng từ 2.831 căn lên 3.787 căn.
Trong suốt nhiều năm qua, dự án này gặp phải không ít những khó khăn, Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương đã vướng phải nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính và pháp lý
Trước đó, vào năm 2022, Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương, chủ đầu tư dự án Empire City kêu cứu vì thủ tục hành chính quá chậm và việc không được cấp sổ đỏ cho các khu đất đã mua.
Trong văn bản gửi đến Chủ tịch UBND TP. HCM - Phan Văn Mãi, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, ông Võ Sỹ Nhân, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương cho biết công ty đã thực hiện xong việc thanh toán toàn bộ tiền sử dụng đất của dự án từ năm 2017; đã thi công toàn bộ hạ tầng khu đất được giao, xây dựng xong 3 cụm chung cư phức hợp… với tổng vốn đầu tư đã giải ngân khoảng 13.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhiều năm qua, công ty gặp khó khăn trong thực hiện thủ tục pháp lý đầu tư và đất đai để triển khai giai đoạn 2 do chờ các cấp giải quyết các nội dung kết luận về khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra Chính phủ. Điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến kế hoạch đầu tư bị tác động mạnh, chi phí vốn gia tăng đáng kể.
Việc chậm được cấp sổ đỏ cho các khu đất tại Thủ Thiêm mà công ty đã đóng đủ tiền sử dụng đất ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch đầu tư kinh doanh của dự án và thời gian thực tế sử dụng đất ngắn hơn.
Đặc biệt là tác động mạnh vào tâm lý và niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh, vốn là các tập đoàn phát triển bất động sản, quỹ đầu tư tài chính đến từ Singapore và Hồng Kông đã gắn kết với Việt Nam lâu dài.
Do đó, công ty đề nghị UBND TP.HCM và các sở ngành ưu tiên cấp phép cho dự án MU8 lô 2-18. Cấp sổ đỏ cho dự án bởi đã nhiều năm sau khi hoàn thành đóng tiền sử dụng đất là gần 3.600 tỉ đồng, nhưng công ty mới chỉ được cấp sổ đỏ cho 3 lô đất trên tổng số 9 lô đất được giao.
Để có đủ điều kiện triển khai dự án theo tiến độ đầu tư được duyệt và giải quyết quyền lợi chính đáng, hợp pháp của chủ đầu tư, doanh nghiệp này đã nhiều lần gửi công văn kiến nghị đến UBND TP.HCM chấp thuận cấp sổ đỏ cho các lô đất còn lại hoặc sớm giải quyết cấp trước 1 số lô đất, cụ thể là lô đất 2-13 và 2-18 theo thông báo của Văn phòng UBND TP.HCM năm 2019.
Trong văn bản, công ty cam kết, ngay sau khi được cấp sổ đỏ cho các lô đất và hỗ trợ đẩy nhanh các thủ tục xây dựng cơ bản trong phê duyệt và cấp phép theo kiến nghị, công ty sẽ thực hiện các hạng mục còn lại của dự án, bao gồm xây dựng tòa tháp văn phòng trung tâm tài chính quốc tế và triển khai tòa tháp Empire 88 Tower cao 88 tầng trong thời gian sớm nhất./.
Đọc thêm
Hai dự án quan trọng tại Quảng Ngãi, gồm Trang trại bò sữa Vinamilk và Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, đang được địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn để đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư.
The Diamond Residence triển khai tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục “sổ hồng” cho khách hàng; Bình Dương điều chỉnh bảng giá đất, cao nhất hơn 52 triệu đồng/m2... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (25/12).
Quy định mới về xử lý các thửa đất công xen kẹt không đủ diện tích tối thiểu tách thửa sẽ là chìa khóa giải phóng hàng trăm dự án nhà ở thương mại đang "đóng băng" suốt thời gian qua.
Tin liên quan
Dự kiến sau khi được gỡ vướng, 5 dự án bất động sản “khủng” tại TP HCM sẽ giúp bổ sung cho ngân sách thành phố hơn 18.000 tỷ đồng.
Tỉnh Bình Định yêu cầu các cơ quan chức năng tiến hành rà soát các dự án Condotel nhằm xem xét việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho các trường hợp đủ điều kiện.
Có 8 trên tổng số 64 dự án bất động sản tại TP.HCM gặp vướng mắc pháp lý được tháo gỡ hoàn toàn. Trong đó có những dự án nổi bật như The Metropole Thủ Thiêm, Celadon City, Metro Star...
Bài mới
Thị trường bất động sản năm 2025 dự kiến sẽ chứng kiến mức tăng giá từ 7-10% so với năm 2024, trong bối cảnh mặt bằng giá đã đạt ngưỡng cao. Báo cáo mới nhất từ Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, phân khúc căn hộ giá 50 triệu đồng/m2 vẫn sẽ dẫn dắt thị trường, khi nguồn cung nhà ở tiếp tục tăng trưởng trong ngắn hạn.
Theo báo cáo mới nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, tỷ lệ đất dành cho nhà ở xã hội tại Khu đô thị Thanh Hà chỉ đạt 13,8%, thấp hơn nhiều so với quy định. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đề xuất tăng diện tích đất dành cho xây dựng nhà ở xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhà ở cho người dân trong giai đoạn 2021-2025.