8 dự án bất động sản tại TP.HCM được gỡ vướng pháp lý hoàn toàn
Có 8 trên tổng số 64 dự án bất động sản tại TP.HCM gặp vướng mắc pháp lý được tháo gỡ hoàn toàn. Trong đó có những dự án nổi bật như The Metropole Thủ Thiêm, Celadon City, Metro Star...
8 dự án được gỡ vướng hoàn toàn
UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về tình hình thị trường bất động sản quý III.
Theo báo cáo, từ khi thành lập (tháng 5/2023) đến nay, Tổ công tác của TP.HCM đã triển khai 10 cuộc họp và ban hành 15 thông báo kết luận, xem xét giải quyết cho 30 dự án gặp vướng mắc.
Trong đó, 8/30 dự án đã được giải quyết hoàn toàn, 22/30 dự án có vướng mắc đang được các sở, ban ngành, TP. Thủ Đức tiếp tục tham mưu xử lý theo quy định.
Cụ thể, 8 dự án được giải quyết pháp lý hoàn toàn gồm: Dự án Khu phức hợp Sóng Việt (tên thương mại là The Metropole Thủ Thiêm) của CTCP Quốc Lộc Phát; Dự án xây dựng khu nhà ở xã hội của CTCP VTHouse và CTCP Tân Giao; Dự án của Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam.
Dự án Khu chung cư và thương mại Metro Star của Công ty CP Đầu tư Metro Star, Khu Liên hợp Thể dục Thể thao và Dân cư Tân Thắng (tên thương mại là Celadon City - điều chỉnh tiến độ) của Công ty CP Gumaland.
Khu đất diện tích hơn 11.000 m2 tại huyện Hóc Môn của Công ty CP Western Sài Gòn; dự án khu nhà ở cao tầng Sông Đà - Thăng Long quận 7 của Công ty CP Hưng Thịnh Incons, khu giáo dục quận Bình Thạnh của Công ty Trí Tuệ.
Đối với các dự án còn gặp khó khăn, vướng mắc, UBND TP.HCM tiếp tục giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư là Tổ phó Tổ công tác, chủ trì giải quyết, tổng hợp đề xuất giải quyết định kỳ hàng quý đối với các vướng mắc thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND TP.HCM và nhóm dự án do Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ chuyển đến, các dự án đầu tư khác trên địa bàn do các sở, ngành báo cáo đề xuất.
UBND TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục chủ trì, giao các sở, ban ngành đẩy mạnh rà soát các dự án đầu tư chậm triển khai do các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình chấp hành quy định pháp luật để có hướng xử lý theo đúng quy định pháp luật, tránh lãng phí nguồn lực đất đai, gây mất mỹ quan đô thị và an toàn công trình.
Đồng thời, rà soát nội dung bất cập, có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc chung cho các dự án để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng; xử lý các bất cập, hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm khơi thông các điểm nghẽn trong hoạt động đầu tư trên địa bàn.
Thị trường sẽ tiếp tục đà phục hồi nhưng diễn biến chậm
Cũng theo báo cáo, trong quý III, TP.HCM đã chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư 3 dự án với tổng mức đầu tư 8.806 tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có 4 dự án được TP xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn sản phẩm nhà ở thương mại hình thành trong tương lai gồm 1.611 căn nhà chung cư, thấp tầng.
Qua đây, UBND T.PHCM cũng đưa ra đánh giá, thị trường bất động sản ở TP.HCM đã dần phục hồi, từ mức âm trong năm 2023 đã tăng trưởng dương trở lại từ đầu năm 2024. Tốc độ tăng trưởng còn chậm nhưng đã có tín hiệu tích cực.
Một số dự án mới được chấp thuận chủ trương đầu tư và một số dự án cũ được tái khởi động nhờ được tháo gỡ khó khăn. Cụ thể, trong 9 tháng qua, TP.HCM đã có 12 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận chủ trương đầu tư (trong đó có một dự án nhà ở xã hội), 2 dự án được cấp phép xây dựng, hơn 31.000 căn hộ thương mại đang xây dựng.
Dự báo 3 tháng cuối năm, thị trường TP.HCM sẽ tiếp tục đà phục hồi nhưng diễn biến chậm, chưa có đột phá. Đồng thời, giá cả có thể tăng nhẹ ở một số phân khúc do có sự điều tiết của giá đất khi được ban hành, nhưng sẽ không có biến động mạnh.
UBND TP.HCM dự báo, nguồn cung mới sẽ dần được bổ sung góp phần tăng lượng giao dịch. Phân khúc căn hộ chung cư vẫn được đánh giá là tiềm năng nhất do nguồn cung tăng chậm và nhu cầu cao.
Các chính sách mới về đất đai , nhà ở, kinh doanh bất động sản, tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 sẽ tác động tích cực đến thị trường trong thời gian tới.
Tháng 3/2022, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM HoREA có văn bản kiến nghị UBND TP tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho 64 dự án bất động kéo dài nhiều năm của 57 doanh nghiệp. Các dự án được chia thành 3 nhóm gồm: các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại không thuộc diện phải rà soát pháp lý và các dự án nhà ở thương mại bị rà soát, thanh tra, kiểm tra.
Đến tháng 5/2023, Tổ công tác của TP.HCM về tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản được thành lập.
Đọc thêm
Thông tin mở bán nhà, dự án BĐS, đấu giá ngày 4/11 có các thông tin nổi bật sau: Masterise Homes ra mắt dự án cao tầng đầu tiên tại The Global City; Nam Định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà xã hội 900 tỷ đồng...
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông cho biết, trong quá trình rà soát, đã phát hiện 57 dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau cần được xử lý để ngăn chặn tình trạng lãng phí trong thời gian tới.
Với dự án 148 Giảng Võ, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu các đơn vị phối hợp, hoàn thiện hồ sơ thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư; thống nhất, trình UBND thành phố giải quyết trước ngày 4/11 để UBND Thành phố quyết định chấp thuận đầu tư trước ngày 15/11/2024.
Theo dự thảo quy định về tỷ lệ phần trăm tính đơn giá thuê đất, giá thuê đất thương mại dịch vụ tại TP.HCM dự kiến sẽ tăng trung bình từ 18-53%.
Hôm nay (ngày 31/10), TP.HCM sẽ áp dụng bảng giá đất mới để tính các nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai như tiền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân.
Tin liên quan
Đối với các dự án bất động sản đang có vướng mắc hiện nay đang đình trệ, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kiến nghị cần tập trung chỉ rõ các nguyên nhân, thực trạng này là do đâu. Từ đó, việc đề ra cách xử lý mới hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể.
Trong buổi họp báo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) vừa diễn ra, vấn đề nóng xoay quanh vai trò của môi giới bất động sản trong việc tác động giá cả đã được đặt lên bàn thảo luận. Các chuyên gia nhấn mạnh vai trò của môi giới trong việc kết nối cung - cầu, thúc đẩy giao dịch và cho rằng chính chủ đầu tư mới là bên quyết định giá bán.
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông cho biết, trong quá trình rà soát, đã phát hiện 57 dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau cần được xử lý để ngăn chặn tình trạng lãng phí trong thời gian tới.
Theo dự thảo quy định về tỷ lệ phần trăm tính đơn giá thuê đất, giá thuê đất thương mại dịch vụ tại TP.HCM dự kiến sẽ tăng trung bình từ 18-53%.