Rà soát các dự án Condotel gỡ vướng cấp "sổ đỏ"
Tỉnh Bình Định yêu cầu các cơ quan chức năng tiến hành rà soát các dự án Condotel nhằm xem xét việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho các trường hợp đủ điều kiện.
Bài viết này thuộc series BĐS du lịch còn "ngủ đông" đến bao giờ?
Cùng thảo luận toàn diện về tình trạng "ngủ đông" của hàng loạt dự án du lịch - nghỉ dưỡng qua góc nhìn chuyên gia và cộng đồng.
UBND tỉnh Bình Định vừa ra văn bản yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Sở Xây dựng tiến hành rà soát các dự án Condotel để xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ (sổ đỏ).
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan tổ chức rà soát các dự án căn hộ du lịch (Condotel) trong tỉnh, đảm bảo cấp "sổ đỏ" cho các trường hợp đủ điều kiện theo quy định.
Lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị hoàn tất báo cáo và đề xuất lên UBND tỉnh trước ngày 10/11/2024.
Cuối năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã gửi công văn tới UBND các tỉnh, thành phố nhằm đưa ra giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ và thúc đẩy thị trường bất động sản. Công văn chỉ rõ rằng còn nhiều căn hộ du lịch (Condotel), biệt thự du lịch (Resort villa) và căn hộ văn phòng lưu trú (Officetel) chưa được cấp "sổ đỏ", gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan cũng như sự phát triển của thị trường bất động sản.
Vì vậy, Bộ TN&MT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng tổng hợp và thống kê số lượng công trình bất động sản như căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ văn phòng lưu trú... chưa được cấp "sổ đỏ".
Đồng thời, các địa phương cần tổ chức thực hiện việc cấp "sổ đỏ" cho các loại hình này theo quy định, phân loại các dự án chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản và đất đai.
Bộ TN&MT yêu cầu làm rõ trách nhiệm và thẩm quyền của từng cơ quan tại địa phương, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để xử lý các trường hợp vượt thẩm quyền.
Ngoài ra, các địa phương cần tổng hợp các dự án gặp vướng mắc, nêu rõ nguyên nhân, thẩm quyền và đề xuất giải pháp từ các Bộ, ngành nhằm tháo gỡ các khó khăn hiện tại.
Từng là một phân khúc "nóng" trên thị trường bất động sản, Condotel - mô hình căn hộ khách sạn - đã trở thành xu hướng nổi bật trong giai đoạn 2016-2018, khi hàng loạt sản phẩm liên tục được ra mắt. Đặc biệt, ở các thành phố du lịch nổi tiếng như Hạ Long (Quảng Ninh), Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang), Condotel thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư bởi những hứa hẹn về lợi nhuận từ chủ đầu tư. Thế nhưng, với nguồn cung liên tục tăng mạnh qua nhiều năm, phân khúc này dần trở nên bão hòa và tình trạng cắt lỗ bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt, khi dịch COVID-19 bùng phát và ngành du lịch "đóng băng", những điểm yếu của Condotel trong khả năng sinh lời, cam kết lợi nhuận và năng lực vận hành từ phía chủ đầu tư trở nên rõ rệt. Từ đó đến nay, Condotel vẫn là phân khúc xuất hiện nhiều thông tin cắt lỗ do áp lực tài chính từ phía nhà đầu tư và hiệu quả khai thác không như kỳ vọng. Theo báo cáo thị trường tháng 7/2024 của DKRA, loại hình này vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, khi cả nguồn cung và lượng tiêu thụ mới trong tháng đều không được ghi nhận. Bên cạnh đó, nhiều dự án Condotel vẫn gặp trở ngại pháp lý, buộc các chủ đầu tư phải trì hoãn kế hoạch bán hàng, khiến nguồn cung trên thị trường trở nên hạn chế. Sức mua chung ở mức thấp, trong đó, lượng tiêu thụ sơ cấp chủ yếu tập trung vào các căn hộ có giá trị dưới 3 tỷ đồng. Giá bán sơ cấp cũng không có nhiều biến động so với tháng trước, với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ lãi suất và chiết khấu thanh toán nhanh vẫn được áp dụng phổ biến. Nhiều ý kiến cho rằng, cả Condotel và thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nói chung vẫn đang trong vùng "đáy". Tất cả đều kỳ vọng vào sự phục hồi của ngành du lịch và các giải pháp tháo gỡ vướng mắc pháp lý, đặc biệt là vào cuối năm 2024 và đầu năm 2025. |
Đọc thêm
Giá bán chung cư tại khu vực ngoại thành đang leo lên mức trăm triệu đồng/m², trong khi đất đấu giá cũng tăng vọt không kém. Tín hiệu này đi kèm với doanh thu môi giới tăng mạnh ở một số doanh nghiệp địa ốc lớn. Liệu thị trường bất động sản đã thật sự khởi sắc trở lại?
Taseco Land (TAL) ghi nhận kết quả kinh doanh quý III/2024 ấn tượng, với giá trị hàng tồn kho lên đến gần 5.000 tỷ đồng, phân bổ tại nhiều dự án lớn. Đặc biệt, công ty vừa trúng đấu giá triển khai dự án nhà ở cao tầng tại quận Long Biên, Hà Nội.
Nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM trong quý III/2024 chạm mức thấp kỷ lục với chỉ 125 căn được mở bán, chủ yếu là các dự án cao cấp. Điều này đã đẩy giá bán trung bình lên tới 80,2 triệu đồng/m2, tăng 5% so với quý trước. Tuy nhiên, khu Đông được kỳ vọng sẽ là điểm sáng, dẫn dắt thị trường hồi phục với nhiều dự án sắp ra mắt vào cuối năm.
Tin liên quan
Trong khi thị trường bất động sản có nhiều khởi sắc, condotel - một trong những loại hình bất động sản từng được kỳ vọng lớn vẫn đang trong giấc “ngủ đông” dài.
Trong thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, không chỉ các doanh nghiệp đang đối mặt với viễn cảnh ảm đạm, các nhà đầu tư cá nhân cũng trong trạng thái tương tự. Tuy nhiên, họ dùng cách thức khác. Một trong những cách đơn giản nhất, đó là “thoát hàng”, nhưng hy vọng ở thời điểm hiện tại gần như bằng 0.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giá bán các dự án Condotel đang có xu hướng tăng mạnh khi lượng khách hàng quan tâm tăng đột biến. Tình trạng này khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về việc giá cả tiếp tục leo thang trong bối cảnh nhu cầu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Bài mới
Dự án Khu đô thị FLC Legacy Kon Tum, nằm ngay trung tâm hành chính của thành phố Kon Tum, đã được định hướng trở thành tổ hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở hiện đại bậc nhất của tỉnh Kon Tum và khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, do "gặp nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau", Tập đoàn FLC đã chính thức xin dừng triển khai dự án trị giá 1.700 tỷ đồng này.
Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong 9 tháng đầu năm 2024, phân khúc bất động sản hạng sang chiếm khoảng 25% nguồn cung mới và đạt tỷ lệ hấp thụ ấn tượng 64%. Nhiều khách hàng thậm chí phải tranh nhau trả thêm tiền chênh lệch để sở hữu các sản phẩm giới hạn hoặc vị trí "vàng" trong dự án.