5 dự án bất động sản “khủng” của Lotte, Thành phố Đế Vương, Hưng Lộc Phát… tiếp tục được TP.HCM gỡ vướng
Dự kiến sau khi được gỡ vướng, 5 dự án bất động sản “khủng” tại TP HCM sẽ giúp bổ sung cho ngân sách thành phố hơn 18.000 tỷ đồng.
Ngày 3/12, UBND TP.HCM đã tổ chức họp Tổ Công tác xem xét tháo gỡ cho 5 dự án có vướng mắc, khó khăn theo đề nghị của Sở KH&ĐT, Sở Xây dựng, UBND TP. Thủ Đức, Văn phòng UBND TP.HCM tổng hợp.
Cụ thể, thứ nhất, là Khu phức hợp thông minh tại Khu chức năng 2a trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm do Công ty TNHH Lotte Properties HCMC làm chủ đầu tư.
Thứ hai, là khu đất 14,8 ha tại phường An Phú, TP. Thủ Đức thanh toán cho hợp đồng BT dự án đường Song hành cao tốc Long Thành - Dầu Giây do Công ty Nguyên Phương làm chủ đầu tư.
Thứ ba, là khu phức hợp Tháp Quan sát thuộc Khu chức năng trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm do Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương - Empire City làm chủ đầu tư.
Thứ tư, là khu nhà ở cao tầng tại phường Phú Mỹ, quận 7 do Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Hưng Lộc Phát làm chủ đầu tư.
Thứ năm, là khu thương mại và căn hộ I-Home tại số 359 đường Phạm Văn Chiêu, Phường 14, quận Gò Vấp.
Dự kiến sau khi được gỡ vướng, 5 dự án trên sẽ giúp bổ sung vào nguồn thu ngân sách thành phố hơn 18.000 tỷ đồng.
Đồng thời, việc này còn giúp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành xây dựng các dự án, giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho 498 trường hợp đã mua căn hộ tại các dự án I-Home (quận Gò Vấp), đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, tránh gây lãng phí, thất thu từ đất đai.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tiếp tục giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối rà soát, tổng hợp, phân nhóm khó khăn của các dự án trên địa bàn thành phố.
Đồng thời, theo dõi đánh giá việc thực hiện kết luận của Tổ Công tác để báo cáo xem xét họp định kỳ 1-2 lần trong một tháng nhằm tập trung xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các kết luận và tiếp tục xem xét tháo gỡ cho các nhóm vướng mắc.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, từ năm 2022 đến nay, thành phố đã có 64 dự án bất động sản của 57 doanh nghiệp bị vướng mắc pháp lý kéo dài nhiều năm. Các dự án được chia thành 3 nhóm gồm: Các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại không thuộc diện phải rà soát pháp lý và các dự án nhà ở thương mại bị rà soát, thanh tra, kiểm tra.
Đến tháng 31/5/2023, UBND TP.HCM đã thành lập Tổ Công tác để giải quyết các vướng mắc trong các dự án đầu tư, giúp các dự án tiếp tục triển khai và hoàn thành đúng tiến độ. Mục tiêu là tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng cho TP.HCM và tránh lãng phí tài nguyên.
Tổ Công tác do Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi làm Tổ trưởng, Phó Chủ tịch phụ trách đô thị làm Tổ phó, cùng các thành viên là lãnh đạo các sở, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các quận, huyện có dự án gặp khó khăn.
Từ khi kiện toàn đến nay, Tổ công tác đã xem xét giải quyết cho 33 dự án và chỉ đạo rà soát để 41 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong đó có 8 dự án đã được gỡ vướng pháp lý hoàn toàn, 22 dự án đang tiếp tục tham mưu xử lý theo quy định./.
Đọc thêm
Có 8 trên tổng số 64 dự án bất động sản tại TP.HCM gặp vướng mắc pháp lý được tháo gỡ hoàn toàn. Trong đó có những dự án nổi bật như The Metropole Thủ Thiêm, Celadon City, Metro Star...
Với dự án 148 Giảng Võ, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu các đơn vị phối hợp, hoàn thiện hồ sơ thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư; thống nhất, trình UBND thành phố giải quyết trước ngày 4/11 để UBND Thành phố quyết định chấp thuận đầu tư trước ngày 15/11/2024.
Đối với các dự án bất động sản đang có vướng mắc hiện nay đang đình trệ, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kiến nghị cần tập trung chỉ rõ các nguyên nhân, thực trạng này là do đâu. Từ đó, việc đề ra cách xử lý mới hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể.
Tin liên quan
Dự án Khu đô thị FLC Legacy Kon Tum, nằm ngay trung tâm hành chính của thành phố Kon Tum, đã được định hướng trở thành tổ hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở hiện đại bậc nhất của tỉnh Kon Tum và khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, do "gặp nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau", Tập đoàn FLC đã chính thức xin dừng triển khai dự án trị giá 1.700 tỷ đồng này.
Chuẩn bị khởi công dự án nhà ở xã hội 'hot' nhất Hà Nội; Nhà cho công nhân tại Nghệ An thuê có giá 17.000 đồng/m2; Định giá thuê đất tại dự án Sunbay Ninh Thuận cao gấp 3 lần thực tế... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (03/12).
Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000 thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Bài mới
Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong 9 tháng đầu năm 2024, phân khúc bất động sản hạng sang chiếm khoảng 25% nguồn cung mới và đạt tỷ lệ hấp thụ ấn tượng 64%. Nhiều khách hàng thậm chí phải tranh nhau trả thêm tiền chênh lệch để sở hữu các sản phẩm giới hạn hoặc vị trí "vàng" trong dự án.