Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đề xuất đổi tên nhà ở xã hội thành nhà ở Chính phủ, hướng đến cả “người chưa giàu”
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đề nghị Chính phủ cho tăng tiêu chuẩn của nhà ở xã hội, không chỉ là nhà ở cho người nghèo mà là nhà ở cho người chưa giàu và cho công dân bình thường trong đất nước.
Thông tin này rất đáng chú ý: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng đã đề xuất Chính phủ có cơ chế chỉ định nhà đầu tư để rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục bởi hiện hạn chế lớn nhất đối với nhà ở xã hội là liên quan nội dung về 10% lợi nhuận.
"Nếu các doanh nghiệp bất động sản triển khai hoạt động này với lợi nhuận 10% thì không thể làm được, vì chỉ tồn đọng vốn 1-2 năm hoặc bán chậm 1-2 năm là sẽ lỗ, trong khi nhà ở xã hội mang tính đóng góp, không phải là kinh doanh", Chủ tịch Vingroup nhấn mạnh.
Đồng thời, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cũng đề nghị Chính phủ cho phép công tác chuẩn bị đồng thời các loại quy hoạch, quy hoạch chung và phân khu, quy hoạch chi tiết, nghiệm thu đề án được làm song song, sẽ rút ngắn được từ 6-9 tháng cho công tác này.
Vingroup đang rất nỗ lực trong đăng ký 500.000 căn nhà ở xã hội nhưng vẫn chưa đạt bao nhiêu vì thủ tục còn chậm.
Đặc biệt, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng đề nghị Chính phủ cho tăng tiêu chuẩn của nhà ở xã hội, không chỉ là nhà ở cho người nghèo mà là nhà ở cho người chưa giàu và cho công dân bình thường trong đất nước.
“Chúng ta nâng tiêu chuẩn nhà ở xã hội lên một chút thành nhà ở bình thường. Nếu được nữa thì cho phép đổi tên, không gọi là “Nhà ở xã hội” nữa mà là Nhà ở Chính phủ chẳng hạn, tức được Chính phủ hỗ trợ. Chúng ta xóa bỏ tâm lý cho người ở tầng lớp khác, mọi người thấy vui vẻ thoải mái. Đặc biệt, trong nhóm Nhà ở Chính phủ hoặc nhà ở xã hội, dành riêng nhóm xây nhà cho nhà cán bộ viên chức, lực lượng vũ trang, công an quân đội. Tự nhiên vấn đề an sinh tốt hơn”, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đề xuất.
Trước đó, tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội diễn ra ngày 16/3, ông Nguyễn Việt Quang - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết, Công ty Vinhomes của Tập đoàn Vingroup đã khởi công xây dựng 4 dự án nhà ở xã hội tại Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Trị và Khánh Hòa.
Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ bổ sung thêm hơn 10.000 căn hộ nhà ở xã hội và quỹ nhà ở tại các địa phương.
Ngoài ra, Tập đoàn Vingroup cũng đang tiếp tục thực hiện các thủ tục pháp lý để có thể sớm khởi công các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tĩnh, TP.HCM và các tỉnh, thành phố khác.
Tin liên quan
Đúng là thần tốc, dự kiến vào Chủ nhật tuần này (ngày 22/9), khu nhà tạm dành cho người dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) sẽ hoàn thành.
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội vừa công bố mở hồ sơ đăng ký lần thứ hai để triển khai dự án Khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc và Xuân Canh, thuộc huyện Đông Anh.
VinWonders kể từ khi được Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) mua lại đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận "khủng".
Vingroup muốn đầu tư dự án Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong có tổng mức đầu tư xây dựng dự kiến 6,2 tỷ USD, tổng diện tích 2.945 ha tại Hậu Giang
Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại xã Đông Hội (huyện Đông Anh, Hà Nội), thay thế cho Trung tâm Triển lãm cũ tại Giảng Võ (quận Ba Đình).
Những “ông lớn" bất động sản như Vingroup, Sun Group đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng thị trường, phát triển khu dưỡng lão cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi trong đại đô thị.
Bài mới
TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá cao vai trò của các phương tiện công nghệ truyền thông trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước ngày một phát triển và Home Today là một trong số đó.
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.