Nhu cầu nhà ở tại TP.HCM vẫn suy trì sức hút, Hà Nội là hạt nhân của chu kỳ tiếp theo
Nhu cầu nhà ở tại TP.HCM vẫn giữ được sức hút, nhưng thị trường đang gặp khó khăn với nguồn cung cấp hạn chế. Trong khi đó, Hà Nội đang nổi lên như một tâm điểm phát triển mới trong lĩnh vực bất động sản.
Bất động sản vẫn là kênh được nhiều nhà đầu tư quan tâm
Ngày 24/10, chia sẻ tại Hội thảo: "Bất động sản phía Nam vượt qua thách thức và đón đầu cơ hội", ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam cho hay, năm 2024, so sánh từ các kênh đầu tư cá nhân như vàng, ngoại tệ… có nhiều biến động, bất động vẫn là kênh được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Theo ông Kiệt, thị trường hiện nay vẫn sôi động nhất ở phân khúc nhà ở, cụ thể là căn hộ chung cư.
Song, tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM đã có sự khác nhau rõ rệt. Cụ thể, trong quý III/2024, nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội là 8.227 căn, còn ở TP.HCM chỉ có khoảng 127 căn. Đây được xem là quý có nguồn cung thấp nhất tại TP.HCM trong 10 năm trở lại đây (giảm 96% theo năm).
Ông Kiệt nhận định, Hà Nội đang có xu hướng phát triển thị trường mạnh, trong khi đó TP.HCM đang tiếp tục đối diện với bài toán nguồn cung còn hạn chế.
“Nhu cầu nhà ở tại TP.HCM vẫn suy trì sức hút, Hà Nội sẽ là hạt nhân của chu lỳ tiếp theo”, Giám đốc bộ phận tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam nói.
Xét về số lượng chào bán thành công, kết quả khá bất ngờ, khi TP.HCM có lượng giao dịch thành công đạt hơn 2.000 sản phẩm, trong khi nguồn cung mới chỉ có hơn 100 sản phẩm. Chứng tỏ, nhu cầu thị trường vẫn đang duy trì ở mức ổn định, có sức hút nhất định. Tại TP Hà Nội có mức độ hấp thụ tương đương nguồn cung cho thấy thị trường này đang rất sôi động.
Về giá bán, dù nguồn cung tăng hay giảm thì giá vẫn có chiều hướng tăng. Mức giá tăng trung bình tại TP.HCM hiện dao động khoảng 66 triệu đồng, trong khi đó ở Hà Nội đã đạt 64 triệu đồng. Thông thường, so với trước đây, thị trường Hà Nội luôn thấp hơn TP.HCM khoảng 10-15 triệu, nhưng hiện tại Hà Nội gần như ngang với TP.HCM, thậm chí dự kiến sẽ còn tăng hơn cả TP.HCM vào những năm tới.
Về dự báo nguồn cung dự kiến đến năm 2026 sẽ dồi dào hơn tại Hà Nội. Theo đó, CBRE dự báo thị trường Hà Nội sẽ có 38.000 sản phẩm, trong khi tại TP.HCM có khoảng 29.000 căn. Trong giai đoạn tới, Hà Nội được xem như hạt nhân của chu kỳ tiếp theo.
Dự báo chu kỳ mới của thị trường bất động sản
Lý giải về việc giá căn hộ tại Hà Nội lại tăng nhanh và dự báo trong quý IV và năm tiếp theo thì mức tăng giá của Hà Nội sẽ là bao nhiêu và chênh lệch như thế nào so với TP.HCM, giám đốc Võ Huỳnh Tuấn Kiệt chỉ rõ, nếu cách đây từ 3-5 năm giá tại Hà Nội luôn thấp hơn TP.HCM, trung bình từ 10-15%. Nhưng hiện tại Hà Nội đã tiệm cận với TP.HCM, một phần là do nguồn cung mới của TP.HCM không nhiều, nên tốc độ tăng giá ở thị trường sơ cấp không có sự thay đổi lớn, chỉ từ 2-4%.
Trong khi đó, Hà Nội nguồn cung dồi dào hơn và do có sự dịch chuyển về dòng đầu tư. Dẫn chứng là các nhà đầu tư phía Nam có xu hướng tìm về thị trường phía Bắc do nguồn sản phẩm đa dạng, chất lượng cao và nhiều dư địa để phát triển.
Một yếu tố quan trọng hơn nữa là Hà Nội có nền tảng phát triển hạ tầng khá tốt, tạo quỹ đất, dư địa mở rộng các đại đô thị lớn tập trung ở phía Tây và cả phía Đông Hà Nội.
Với lượng sản phẩm dồi dào, cộng thêm các chủ đầu tư phía Nam cũng ra Bắc để tìm quỹ đất phát triển dự án, kéo theo cả các nhà đầu tư quen thuộc của họ, nên tạo ra nhu cầu rất lớn đối với thị trường Hà Nội trong một thời gian rất ngắn.
Mặt khác, nếu xét về yếu tố thiết kế và chất lượng thì Hà Nội cũng gần như tiệm cận với TP.HCM, do các chủ đầu tư đã có kinh nghiệm phát triển, mặt bằng chất lượng đã ngang nhau giữa hai thị trường lớn này.
Nói chung, Hà Nội có lợi thế về hạ tầng, quỹ đất phát triển dự án rất dồi dào, sự quan tâm đặc biệt của chủ đầu tư, lẫn nhà đầu tư trong cùng một thời điểm và yếu tố tâm đã làm cho mức độ hấp thụ các dự án tăng hơn nhiều so với trước đây.
Cũng theo ông Kiệt, với nguồn cung từ TP.HCM vẫn còn rất ít thì dư địa và cơ hội để tạo ra sự tăng giá sẽ không cao. Từ đây đến cuối năm thị trường TP.HCM vẫn giữ mức giá trung bình dao động từ 2-3%. Nhưng ở Hà Nội đã có mức giá cao từ 5-6% nên có thể sẽ chạm ngưỡng TP.chỉ nêu thêm, bất động sản Việt Nam sau đại dịch đi xuống cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên có yếu tố tích cực đó là việc Chính phủ đẩy nhanh áp dụng sớm các luật lớn liên quan đến thị trường bất động sản cho thấy Chính phủ có sự quan tâm thị trường này.
Trên thực tế, bất động sản không đơn thuần là một ngành nghề mà nó đến rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Vì vậy việc các luật có hiệu lực sớm kỳ vọng sẽ nhữngthay đổi mới tích cực hơn.
Các luật mới mở nhiều hơn là siết, mở rộng hơn để giải quyết những ách tắc liên quan đến pháp lý các dự án. Đây là ngành có yếu tố quan trọng và Chính phủ đẩy nhanh việc quản lý chặt chẽ để thị trường đi theo một chu kỳ mới, thuận lợi và bền vững hơn.
Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn có điểm tích cực về nhu cầu, dù giá bán ở TP.HCM vầ Hà Nội vẫn ta cao nhưng mức độ hấp thụ vẫn rất tốt. Tức là trên thị trường vẫn có một lượng lớn nhà đầ tư quan tâm. Bên cạnh đó, có một lượng lớn người dân có nhu cầu về nhà ở.
Các chủ đầu tư chia sẻ các ách tắc đang được tháo gỡ mặc dù không nhanh như kỳ vọng. Bên cạnh đó có những dự án gặp ách tắc về tài chính nhưng những vướng mắc về tài chính này chủ yếu đến từ pháp lý.
“Tôi nhìn thấy tín hiệu tích cực trong chu kỳ tiếp theo bởi tốc độ đô thị hóa Việt Nam rất nhanh, nhu cầu nhà ở rất lớn nhưng vấn đề đâu là sản phẩm để thị trường Bất động sản Việt Nam phát triển”, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt nhận định. /.
Đọc thêm
Theo Savills, thuế là một công cụ hữu hiệu mà nhiều quốc gia sử dụng để ổn định thị trường nhà ở, quản lý tài nguyên một cách hiệu quả và tăng cường nguồn thu ngân sách.
Việc TP.HCM áp dụng bảng giá đất mới đang gây tác động lớn đến thị trường bất động sản, không chỉ khiến chi phí đầu tư tăng cao mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình triển khai các dự án. Đặc biệt, những dự án đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi kế hoạch phát triển của doanh nghiệp bị xáo trộn.
Giữa bối cảnh nguồn cung bất động sản khan hiếm và giá cả leo thang tại các đô thị lớn, dòng tiền đầu tư đang đổ về các tỉnh lân cận, nơi hạ tầng phát triển mạnh và đô thị hóa nhanh chóng.
Tin liên quan
Ủy ban Kinh tế chỉ ra rằng, tình trạng “bỏ cọc” sau khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất đang tái diễn, gây ra những tác động tiêu cực đến mặt bằng giá và thị trường nhà ở. Việc lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng và đầu cơ đất đai đang đẩy giá đất lên mức cao chót vót, vượt quá khả năng chi trả của nhiều người dân.
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội nêu, có nhiều ý kiến cho rằng nhà ở xã hội, vốn được kỳ vọng phục vụ nhu cầu của người có thu nhập thấp lại đang trở thành tài sản của những người giàu. Thực tế cho thấy, việc trao đổi, cho thuê các căn hộ này chủ yếu diễn ra giữa những người có điều kiện kinh tế, thậm chí còn có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
Nhiều dự án bất động sản "đắp chiếu" lâu năm đang tái khởi động, nhờ sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ. Sự tự tin của chủ đầu tư và nguồn vốn từ mua bán, sáp nhập cũng góp phần thúc đẩy quá trình này. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng thành công, khi nhiều dự án chỉ nâng giá mà không cải thiện chất lượng.
Bài mới
Giá bất động sản tại các thành phố lớn, đang tiếp tục gia tăng cao, làm trầm trọng thêm các vấn đề của thị trường bất động sản. Theo các chuyên gia, nếu không có giải pháp điều tiết hợp lý thì tình trạng này sẽ tạo áp lực nặng nề lên các cơ quan quản lý Nhà nước, người dân có nhu cầu nhà ở và cả doanh nghiệp bất động sản…
Đồng Nai dự kiến đấu giá 37 khu đất trong năm 2025, với tổng giá trị ước tính khoảng 18.000 tỷ đồng. Hiện 16 khu đất đã đủ điều kiện, 21 khu còn lại đang hoàn thiện thủ tục cần thiết. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi đã làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các địa phương để triển khai kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất.