Chuyện ở Hải Phát: Tiền đang đi đâu?
666 tỷ đồng là số tiền mà Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) dành để cho vay, trong đó 2 "con nợ" lớn nhất là CTCP Đầu tư An Thịnh và CTCP Đầu tư xây dựng và thương mại Thành Nhân.
Bài viết này thuộc series Sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp bất động sản
"Sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp bất động sản" sẽ phân tích, đánh giá các chỉ số tài chính chủ chốt giúp nhận diện tình hình tài chính và khả năng phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong ngành bất động sản.
Trong cơ cấu tài sản của Hải Phát Invest tính đến cuối năm 2024, giá trị các khoản phải thu tăng thêm 7%, chiếm tỷ trọng lên 55% tổng tài sản, ở mức 4.272 tỷ đồng.
Trong số này, có tới 666 tỷ đồng nằm trong khoản phải thu về cho vay của Hải Phát. Ở đây, có hai cái tên đáng lưu ý khi được HPX "bơm" nhiều nhất, là CTCP Đầu tư An Thịnh (vay 313 tỷ đồng) và CTCP Đầu tư xây dựng và thương mại Thành Nhân (vay 108 tỷ đồng).
Theo tìm hiểu, Công ty An Thịnh từng nằm trong "hệ sinh thái" của Hải Phát, và cũng từng do ông Đỗ Quý Hải (hiện là Chủ tịch HĐQT Hải Phát Invest) làm chủ tịch HĐQT. Các nhân sự cũ hầu hết đều có liên quan đến HPX.

Về Công ty Thành Nhân, tiền thân là CTCP Thương mại niềm tin toàn cầu TM, và cũng là "cựu" công ty con của Hải Phát Invest (có thời điểm HPX nắm 55% vốn điều lệ, tương đương 55 tỷ đồng).
Có thể thấy, Hải Phát đã mang hàng trăm tiền của công ty bơm cho "hệ sinh thái", song thuyết minh (trong báo cáo tài chính hợp nhất chưa được kiểm toán) chỉ nêu: "phục vụ nhu cầu sử dụng vốn". Bên cạnh đó, lãi suất cũng không được nêu ra.
Đặc biệt, hầu hết các khoản vay của An Thịnh và Thành Nhân đều xuất hiện vào năm 2024. Việc lãnh đạo đương nhiệm của Hải Phát Invest đã "kịp thời" rút khỏi vị trí chủ chốt, hai doanh nghiệp này đã "né" được vai trò là “bên liên quan” của HPX.
Ngoài những khoản cho vay như trên, HPX còn khoản tạm ứng rất lớn, tới 410 tỷ đồng, nhưng thuyết minh không nêu rõ để làm gì.
Chưa hết, các khoản phải thu khác có giá trị lên gần 1.000 tỷ đồng, nhưng Hải Phát Invest chỉ nêu trong báo cáo tài chính tự lập là khoản góp vốn giữa công ty và một đối tác, nhưng đối tác tác và theo hợp đồng số bao nhiêu, HPX cũng không nêu ra.
Dòng vốn của Hải Phát là điều cần được quan tâm khi sức khỏe tài chính của công ty tính đến hết năm 2024 là có vấn đề, trong bối cảnh tiền và tương đương tiền chỉ còn 1,9 tỷ đồng. Cộng với tiền gửi ngân hàng, Hải Phát chưa có đến 9 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, dư nợ vay mượn tới 2.040 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính năm qua lên tới 272 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ.
Trong cơ cấu tài sản, đã có 55% tài sản là các khoản phải thu, 35% khác bị “chôn” ở hàng tồn kho. Có thể thấy, 90% tài sản của công ty đang trong trạng thái bị chiếm dụng và/hoặc tồn đọng./.
Đọc thêm
Vừa qua, CTCP Đầu tư Hải Phát (HoSE: HPX) đã bị Cục Thuế Hà Nội xử phạt do khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp. Bảng cân đối kế toán của công ty cho thấy, HPX chỉ còn 196,6 triệu đồng "cất két".
Công ty cổ phần Kinh doanh Địa ốc Hải Phát mới đây bị bêu tên trong danh sách nợ thuế của Cục Thuế TP. Hà Nội.
Tin liên quan
Ngày 18/2, lãnh đạo Tập đoàn Sumitomo đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc để thông báo về kế hoạch đầu tư khu công nghiệp (KCN) thứ 2 tại địa phương này.
Các khoản phải thu chiếm tới 70,5% tổng tài sản và dòng tiền kinh doanh âm là những dấu hiệu cho thấy tình hình tài chính của BGI Group (HNX: VC7) đang có vấn đề.
Sở Xây dựng TP.HCM đang nghiên cứu, đề xuất các phương thức thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, nhằm đảm bảo không làm chậm tiến độ chấp thuận chủ trương đầu tư trên địa bàn.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thông qua quy hoạch 4 khu công nghiệp mới với tổng diện tích hơn 3.800ha, gồm: Phú Mỹ, Bắc Châu Đức 1, Bắc Châu Đức 2 và Bắc Châu Đức 3.