Thêm năm âm dòng tiền kinh doanh của BGI Group, khoản phải thu chiếm 70% tổng tài sản
Các khoản phải thu chiếm tới 70,5% tổng tài sản và dòng tiền kinh doanh âm là những dấu hiệu cho thấy tình hình tài chính của BGI Group (HNX: VC7) đang có vấn đề.
Bài viết này thuộc series Sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp bất động sản
"Sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp bất động sản" sẽ phân tích, đánh giá các chỉ số tài chính chủ chốt giúp nhận diện tình hình tài chính và khả năng phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong ngành bất động sản.
Trợ lực từ công ty liên kết vẫn lãi mỏng dẹt
Từng nổi lên như một đơn vị giàu tiềm năng trong giai đoạn 2022-2023 với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh, song kết quả kinh doanh trong quý IV/2024 nói riêng lẫn cả năm 2024 của CTCP Tập đoàn BGI dường như cho thấy đà tăng đã chững lại.
Còn nhớ, vài năm qua, VC7 luôn cho thấy sự tăng trưởng doanh thu liên tục: 118 tỷ đồng (2020), 124 tỷ đồng (2021), 325 tỷ đồng (2022), 373 tỷ đồng (2023).
Thế nhưng quý trước, doanh thu của công ty là 109 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ. Cộng với việc giá vốn tới 98,6 tỷ đồng, lợi nhuận gộp chỉ còn 10,2 tỷ đồng. Khoản lỗ 4 tỷ đồng trong công ty liên kết đóng góp thêm vào khoản lỗ sau thuế của BGI Group gần 2 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2024, doanh thu của công ty là 294 tỷ đồng, giảm 21% so với năm trước đó. Lợi nhuận gộp chỉ còn 42,4 tỷ đồng do giá vốn ghi hận 251 tỷ đồng. Chi phí tài chính lẫn quản lý doanh nghiệp có thuyên giảm nhưng ở mức thấp, cộng thêm lãi từ công ty liên kết chỉ vỏn vẹn 654 triệu đồng (năm 2023 là 10,6 tỷ đồng). Qua đó, lãi ròng trong năm ngoái của BGI Group chỉ 9,7 tỷ đồng, giảm tới 77% so với năm 2023.
Qua thống kê đó, có thể thấy chuyện làm ăn với công ty liên kết của BGI Group đóng vai trò không nhỏ.
Được biết, công ty liên kết của BGI Group là IUC Group - doanh nghiệp do chính vợ chồng Chủ tịch BGI Group là ông Hoàng Trọng Đức và bà Nguyễn Thị Hoài Thu làm chủ.
Kết quả kinh doanh năm qua đã ghi nhận doanh thu thấp nhất trong 3 năm và lợi nhuận sau thuế thấp nhất trong 4 năm gần đây của BGI Group. Như vậy, công ty chỉ mới đạt 69% mục tiêu doanh thu và 16% mục tiêu lợi nhuận đề ra trong năm 2024.
Năm 2020, VC7 chỉ hoàn thành 39% kế hoạch doanh thu và 40% mục tiêu lợi nhuận. Năm 2021 tiếp tục "hụt" khi thực tế chỉ đạt được lần lượt là 35% và 55%; ở năm 2022 75% và 19%. Đến năm 2023, lần lượt là 89% và 55%, tiếp tục vỡ kế hoạch.
Về phần IUC Group, doanh nghiệp này trước đây là Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô thị Vinaconex. Sau khi Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex thoái vốn, vợ chồng Chủ tịch Hoàng Trọng Đức đã mua hơn 99% doanh nghiệp rồi đổi tên thành IUC. Năm 2020, BGI Group đổ 240 tỷ đồng vào IUC group để sở hữu 32%. Tỷ lệ này tăng lên 39,47% ít năm sau đó, để IUC có thêm nguồn vốn, qua việc gọi vốn từ các cổ đông VC7.
Năm 2024, IUC Group từng nằm trong danh sách bị Cục thuế Thừa Thiên - Huế “bêu tên” vì nợ thuế 176,5 tỷ đồng.

Âm dòng tiền kinh doanh, phải thu chiếm 70% tổng tài sản
Trên bảng cân đối kế toán, điểm sáng hiếm hoi của BGI Group là đòn bẩy tài chính thấp: Tổng nợ phải trả ở mức 435 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 1.050 tỷ đồng. Bởi lẽ trong cùng ngành bất động sản, nhiều doanh nghiệp đang loay hoay với việc xin giãn nợ trái phiếu, hoặc thậm chí phát hành thêm trái phiếu trong khi đang chôn vốn ở nhiều dự án (với nhiều lý do khác nhau) do sử dụng đòn bẩy tài chính cao.
Tuy nhiên, chất lượng tài sản của BGI đang ít nhiều có vấn đề khi tổng các khoản phải thu ở mức 1.048 tỷ đồng, chiếm hơn 70% tổng tài sản công ty, tăng nhẹ 6,4% so với hồi đầu năm. IUC Group, công ty liên kết của BGI Group, một lần nữa là điểm nhấn khi chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu của BGI.
Về bản chất, trong khi hàng tồn kho luôn có rủi ro giảm giá, khoản phải thu cũng có rủi ro về khả năng thu hồi. Nhiều trường hợp doanh nghiệp đã bị mất trắng hàng trăm tỷ khoản phải thu đối tác phá sản là bài học nhãn tiền cho vấn đề này.
Trừ đi các khoản phải thu, BGI còn 438 tỷ đồng, nhưng doanh nghiệp đã đành 310 tỷ đồng trong số này đổ vào IUC Group để đầu tư. Điều này đồng nghĩa với viêc, 91% tổng tài sản của BGI Group đã đổ vào IUC Group.
Hai doanh nghiệp đang hợp tác với nhau tại 2 dự án: Dự án chỉnh trang khu dân cư tại lô CTR11, CTR12 và khai thác quỹ đất xen ghép thuộc khu A - Đô thị mới An Vân Dương tại Thừa Thiên - Huế (tức BGI Topaz Downtown) và dự án có sử dụng đất khu đô thị phía Đông đường Thuỷ Dương - Thuận An thuộc khu E - Đô thị mới An Vân Dương tại Thừa Thiên - Huế (tức BGI Diamond Bay).
Báo cáo tài chính của BGI Group cũng cho thấy dòng tiền kinh doanh âm 52 tỷ đồng tính đến 31/12/2024, chủ yếu do tăng các khoản phải thu.
Từ 2017, thời điểm ông Hoàng Trọng Đức trở thành Chủ tịch HĐQT, chỉ trừ năm 2020, dòng tiền kinh doanh của BGI Group đều trong tình trạng âm, lần lượt là: -59 tỷ đồng, -191 tỷ đồng, -103 tỷ đồng, 218 tỷ đồng, -140 tỷ đồng, -85 tỷ đồng, -414 tỷ đồng và -52 tỷ đồng.
Về chuyện dòng tiền kinh doanh âm, theo lý thuyết, trường hợp tiền thu vào nhỏ hơn tiền chi ra đồng nghĩa với việc doanh chỉ ghi nhận lãi trên sổ sách chứ chưa thu được tiền về. Khi đó doanh nghiệp sẽ phải bù đắp bằng dòng tiền đầu tư hoặc dòng tiền hoạt động tài chính, như vay nợ, huy động thêm vốn từ cổ đông, thanh lý tài sản./.
Đọc thêm
Trung tâm Nghiên cứu Thị trường và Am hiểu Khách hàng One Mount dự báo, trong năm 2025, thị trường bất động sản thổ cư tại Hà Nội sẽ diễn ra sôi động với khoảng 41.000 - 43.000 giao dịch. Đáng chú ý, Hà Đông, Long Biên và Gia Lâm được kỳ vọng tiếp tục là những điểm nóng với lượng giao dịch dẫn đầu.
Chứng khoán 10/2 ghi nhận nhóm bất động sản giảm 34,97 điểm, tương đương 1,37%. Nếu xét trong vòng 1 tháng trở lại, nhóm ngành này đã sụt 1,36%.
Điều gì làm nên ấn tượng của một "siêu ứng dụng" toàn năng? Kênh thông tin, giao dịch Bất động sản, Tài chính và Thương mại dành cho cộng đồng tinh hoa lần đầu xuất hiện tại Việt Nam.
3 "cơn gió" sẽ thổi bùng thị trường bất động sản trong năm 2025: luật mới tạo đà, vốn ngoại đổ bộ và quỹ đất rộng mở.
@hometoday.vn #tiktoknews #socialnews #batdongsan #hometoday #bds ♬ nhạc nền - HOME TODAY
Tin liên quan
Trong năm 2025, TP.HCM dự kiến hoàn thành 4 dự án nhà ở xã hội với 3.000 căn, quy mô lên tới 7.945 căn; đồng thời thêm 8 dự án mới, quy mô gần 8.000 căn.
Theo ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc khu vực miền Nam của Batdongsan.com.vn, xu hướng đầu tư bất động sản đang thay đổi rõ rệt. Nhà đầu tư ngày càng ưu tiên các dự án có quy hoạch bài bản, hạ tầng đồng bộ thay vì chạy theo đất nền phân lô tự phát. Những khu vực có kết nối giao thông tốt, tiềm năng kinh tế và dịch vụ phát triển sẽ là điểm đến mới của dòng vốn.
Tập đoàn T&T của bầu Hiển đề xuất đầu tư 3 dự án tại Bắc Ninh, gồm Khu đô thị thể thao Nam Sơn, Khu đô thị du lịch tâm linh và Khu đô thị dịch vụ du lịch tại Tiên Du.
Lô đất số 16 Bạch Đằng (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng), từng gắn liền với Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm"), sẽ được đưa ra đấu giá sau khi hoàn tất thủ tục xác định giá đất.