Lấn chiếm đất đai sẽ bị xử phạt lên đến 1 tỷ đồng
Từ ngày 4/10, trường hợp lấn đất hoặc chiếm đất sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng, sử dụng đất trồng lúa sang đất ở trái phép sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng.
Ngày 4/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 4/10/2024.
Cụ thể, Nghị định 123 quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (bao gồm: hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện), hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, đối tượng bị xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm vi phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai.
Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép bị phạt tới 200 triệu đồng
Nghị định quy định cụ thể mức phạt đối với từng trường hợp sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Cụ thể, hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp bị phạt tiền từ 2-30 triệu đồng.
Phạt từ 3-150 triệu đồng đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thuộc địa giới hành chính của xã.
Chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã bị phạt từ 20-200 triệu đồng tùy theo diện tích đất vi phạm.
Nghị định cũng nêu rõ nếu hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thuộc phạm vi địa giới hành chính của phường, thị trấn thì hình thức và mức xử phạt gấp 2 lần mức phạt so với mức quy định trên.
Đồng thời, Nghị định này cũng quy định hành vi sử dụng các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt từ 20-100 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.
Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất bị phạt tới 1 tỷ đồng
Bên cạnh đó, Nghị định quy định rõ mức phạt đối với các hành vi lấn đất và chiếm đất.
Cụ thể, hành vi lấn đất hoặc chiếm đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước đã quản lý, được thể hiện trong hồ sơ địa chính thuộc địa giới hành chính của xã hoặc các văn bản giao đất để quản lý bị phạt từ 3-200 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm. (*)
Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp (không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất) không thuộc trường hợp (*) kể trên mà thuộc địa giới hành chính của xã thì cũng bị phạt từ 3-200 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.
Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất không thuộc trường hợp (*) mà thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5-200 triệu đồng.
Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất phi nông nghiệp không thuộc trường hợp (*) mà thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5-200 triệu đồng.
Nghị định này cũng quy định rõ đối với hành vi lấn đất hoặc chiếm đất thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì mức xử phạt gấp 2 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định ở trên và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.
Mức phạt từ 10-500 triệu đồng đối với hành vi sử dụng đất mà Nhà nước đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng người được giao đất, cho thuê đất chưa được bàn giao đất trên thực địa.
Mức phạt tiền trên là mức phạt áp dụng cho cá nhân; nếu tổ chức vi phạm, mức phạt sẽ tăng gấp 2 so với cá nhân trên cùng một hành vi vi phạm.
Nghị định này được đưa ra sẽ góp phần tăng cường công tác quản lý đất đai, bảo vệ tài nguyên và môi trường, đồng thời tạo ra rào cản đối với các hành vi vi phạm./.
Đọc thêm
Bộ TN&MT đề xuất bãi bỏ một số quy định lĩnh vực đất đai; Cục Thuế TP.HCM đã giải quyết hơn 90% hồ sơ đất đai tồn đọng; Phó Chủ tịch thường trực FLC Vũ Đặng Hải Yến xin từ nhiệm... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (1/10).
Hà Nội phấn đấu diện tích nhà ở trung bình đạt 28m2 sàn/người; Yêu cầu báo cáo phương án tối ưu đầu tư sân bay Côn Đảo trước ngày 7/10; Đề xuất Chính phủ quan tâm đến 500.000 chủ nhà trọ trên cả nước... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (5/10).
Ý tưởng đánh thuế bất động sản thứ hai được cho là một trong nhiều cách thức giúp thị trường lành mạnh hơn, song đi kèm với đó là nguy cơ kém thanh khoản thị trường.
Tin liên quan
Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP.HCM, đề xuất chủ trương đầu tư dự án cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng - Khánh Hội với tổng vốn đầu tư hơn 600 tỷ đồng.
Việc đánh thuế bất động sản thứ hai đang là chủ đề gây nhiều tranh cãi trong dư luận nhưng theo TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), việc đánh thuế lên bất động sản không phải là biện pháp hiệu quả nếu không xem xét kỹ lưỡng hành vi của người mua và sử dụng bất động sản.
Bài mới
TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá cao vai trò của các phương tiện công nghệ truyền thông trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước ngày một phát triển và Home Today là một trong số đó.
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.