Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành hơn 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025
Mục tiêu hoàn thành hơn 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025 được Chính phủ nêu ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP, nhằm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Nghị quyết yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tập trung chỉ đạo, điều hành để tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt ít nhất 8% và phấn đấu đạt hai con số trong điều kiện thuận lợi hơn (cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra là 6,5-7%, phấn đấu 7-7,5%).
Chỉ tiêu tăng trưởng GRDP của các địa phương năm 2025 tối thiểu phải ở mức 8-10%, đặc biệt là TP. Hà Nội, TP.HCM, các địa phương tiềm năng, các thành phố lớn, các đầu tàu tăng trưởng cần phấn đấu mức tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước, phát huy vai trò mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2025.
Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hài hòa và hiệu quả các chính sách. Cụ thể, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời và hiệu quả; điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy các động lực tăng trưởng.
Thực hiện các giải pháp tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và lạm phát, đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế và khả năng hấp thụ vốn; chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, đồng thời phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Theo dõi sát thị trường vàng, triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng theo quy định pháp luật, an toàn, lành mạnh và hiệu quả.
Tăng cường kỷ luật tài chính, ngân sách nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thu chi ngân sách nhà nước; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và cơ cấu lại nguồn thu đảm bảo tính bền vững, mở rộng cơ sở thu và chống chuyển giá, trốn thuế, quản lý hiệu quả các nguồn thu phát sinh từ các giao dịch thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số và giao dịch xuyên biên giới; quyết liệt triển khai chuyển đổi số, quy định bắt buộc về hóa đơn điện tử đối với tất cả các ngành, lĩnh vực. Đồng thời nghiên cứu, đánh giá để đề xuất, xem xét kéo dài các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất... nhằm hỗ trợ tăng trưởng và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
Theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường quốc tế, diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, chủ động phân tích, dự báo và kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước, thực hiện các biện pháp ứng phó phù hợp, linh hoạt và hiệu quả, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025 ở mức khoảng 4,5% theo Nghị quyết của Quốc hội. Thực hiện nghiêm các quy định về kê khai giá, niêm yết giá và công khai thông tin về giá.
Tập trung phòng, chống lãng phí trong toàn xã hội, đẩy mạnh truyền thông và xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí. Tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo đã đầu tư, các dự án BOT, các dự án bất động sản tồn đọng, kéo dài. Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tại các cơ quan, tổ chức và đơn vị. Thanh tra và xử lý nghiêm các vi phạm gây lãng phí lớn.
Tập trung thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" và các chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của các địa phương. Phấn đấu hoàn thành trên 100.000 căn nhà ở xã hội đến hết năm 2025.
Số liệu của Bộ Xây dựng cho thấy, qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước có 644 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 580.109 căn, trong đó số lượng dự án hoàn thành là 96 dự án với quy mô 57.652 căn; số lượng dự án đã khởi công xây dựng là 133 dự án với quy mô 110.217 căn; số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư là 415 dự án với quy mô 412.240 căn. Năm 2024 vừa qua, Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp" đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành 130.000 căn, song chỉ tiêu này không hoàn thành. |
Đọc thêm
Trong tháng 1 và 2 tới, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 92 lô đất. Giá khởi điểm thấp nhất chỉ 135 triệu đồng mỗi lô, cao nhất hơn 358 triệu đồng.
UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch hai khu công nghiệp mới tại huyện Thường Tín, với tổng diện tích hơn 300 ha. Các khu công nghiệp này tập trung vào các ngành công nghiệp sạch, sử dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường… góp phần thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế.
Tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức thành công 2 phiên đấu giá với hàng trăm lô đất, mang về tổng số tiền hơn 950 tỷ đồng. Đáng chú ý, có thửa đất được đấu giá cao gấp 180% so với giá khởi điểm.
Tin liên quan
Dự án nhà ở xã hội Vĩnh Hưng, nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của quận Hoàng Mai, là một trong những dự án đáng chú ý được UBND TP. Hà Nội phê duyệt.
Thông tin mở bán nhà, dự án BĐS, đấu giá ngày 11/1 có các thông tin nổi bật sau: Long An mời gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội 10ha, chi phí bồi thường 384 tỷ đồng; Đồng Nai khởi động dự án trung tâm thương mại 6.000 tỷ đồng tại 'cù lao Phố'.
Hà Nội: Những chung cư “view” sông Tô Lịch có giá bao nhiêu?; Eximbank thông qua miễn nhiệm hai Phó Tổng giám đốc... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (11/1).
Bài mới
Việc đầu tư phát triển dự án điện gió Savan 1 không chỉ hiện thực hóa cam kết của T&T Group trong việc mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, mà còn đánh dấu cột mốc quan trọng với dự án năng lượng đầu tiên của Tập đoàn được triển khai tại Lào, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, tăng cường hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào.