Liên hệ góp ý Miễn trừ trách nhiệm Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật

Giấy phép thiết lập MXH số 543/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 16/11/2022.

Hà Nội vươn mình với 5 vùng đô thị mới, trong đó hướng tới hình thành 3 thành phố

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 xác định cấu trúc phát triển đô thị là vùng đô thị, đa cực, đa trung tâm, với 5 vùng đô thị. Trong đó có 3 vùng đô thị dự kiến hình thành thành phố.

Hồng Giang
Hồng Giang 4 ngày trước
Theo dõi

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 1668 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

ha-noi-
Ảnh minh họa.

Theo đó, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, với 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.

Quy mô lập quy hoạch khoảng 3.359,84 km2. Thời hạn quy hoạch trong giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030, giai đoạn dài hạn đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Dự kiến dân số Hà Nội đến năm 2030 là 12 triệu người (thường trú 10,5 triệu người), tỷ lệ đô thị hóa đạt 65-70%. Đến năm 2045 là 14,6 triệu người (thường trú 13 triệu người), tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 75%.

Về sử dụng đất, đến năm 2030, đất xây dựng khoảng 48.000-150.000ha (đất xây dựng đô thị 89.000-90.000ha; đất xây dựng khu vực nông thôn 59.000-60.000ha). 

Đến năm 2045, đất xây dựng là 198.000-200.000ha (đất xây dựng đô thị 124.000-125.000ha, đất xây dựng khu vực nông thôn 74.000-75.000ha).

Phát triển đô thị là vùng đô thị, đa cực, đa trung tâm, với 5 vùng đô thị 

Về cấu trúc phát triển đô thị, quy hoạch chung Thủ đô xác định cấu trúc phát triển đô thị là vùng đô thị, đa cực, đa trung tâm, với 5 vùng đô thị. Cụ thể:

Vùng đô thị phía Nam sông Hồng gồm khu vực nội đô lịch sử, nội đô lịch sử mở rộng, khu vực mở rộng đô thị về phía Tây và Nam - Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì và một phần thuộc Thanh Oai, Thường Tín.

Vùng đô thị phía Đông gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

Vùng đô thị phía Bắc gồm huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn (dự kiến hình thành thành phố phía Bắc).

Vùng đô thị phía Tây gồm thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ (dự kiến hình thành thành phố phía Tây trong tương lai, nâng loại đô thị thành phố Sơn Tây).

Vùng đô thị phía Nam gồm các huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên (có tính đến nghiên cứu thành phố phía Nam trong tương lai).

Bên cạnh đó, cấu trúc khung không gian sẽ theo các trục giao thông vành đai và hướng tâm: Kết nối đô thị trung tâm, các vùng đô thị và các đô thị vệ tinh thông qua các vành đai (vành đai 1, vành đai 2, vành đai 2,5, vành đai 3, vành đai 3,5, vành đai 4, vành đai 5, cao tốc Tây Bắc... ).

Các trục hướng tâm gồm quốc lộ 1A, quốc lộ 1B; quốc lộ 2; quốc lộ 3; quốc lộ 5; quốc lộ 6; quốc lộ 32; trục Hà Đông - Xuân Mai; đại lộ Thăng Long; trục đường Tây Thăng Long; trục đường Hồ Tây - Ba Vì; đường Lê Văn Lương - Tố Hữu - Nguyễn Thanh Bình; trục kinh tế phía Nam; trục Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp... ).

5 trục không gian quan trọng

Quy hoạch cũng xác định rõ 5 trục không gian quan trọng, gồm:

Trục sông Hồng: Kết hợp với sông Đuống, phát triển là không gian xanh trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Thành phố sẽ phát triển đô thị, công viên sinh thái hai bên sông, trị thủy, khai thác giá trị cảnh quan, cảng sông, du lịch hai bên sông.

Trục Hồ Tây - Ba Vì: Kết hợp đồng bộ không gian Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 6; xây dựng trục kết nối văn hóa Thăng Long - Xứ Đoài, kết nối trung tâm Thủ đô với thành phố phía Tây và kết nối các tỉnh lân cận phía Tây, Tây Bắc, vùng miền núi và trung du phía Bắc.

Trục Hồ Tây - Cổ Loa: Là trục kết nối di sản đô thị lịch sử; kết hợp đồng bộ không gian kết nối Hồ Tây - cầu Tứ Liên - Cổ Loa. Thành phố sẽ bố trí các công trình văn hóa, triển lãm, công trình biểu tượng dọc trục này, kết hợp với các làng truyền thống, cảnh quan mặt nước và khu di tích Thành Cổ Loa trở thành không gian lịch sử và văn hóa đặc sắc trong vùng đô thị phía Bắc.

Trục Nhật Tân - Nội Bài: Là trục phát triển kinh tế, đô thị thông minh, hiện đại (kết hợp đồng bộ với không gian trục Bắc Thăng Long - Nội Bài), kết nối với các tỉnh phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc, hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đường xuyên Á, gắn với Cảng hàng không cửa ngõ quốc tế Nội Bài và thành phố phía Bắc.

Trục Nam Hà Nội: Phát triển mới gắn với trục văn hóa Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính; kết nối di sản Thăng Long - Hoa Lư, gắn với vùng di tích Hương Sơn - Tam Chúc, Cảng hàng không thứ 2 vùng Thủ đô và đô thị Phú Xuyên, đồng bộ với trục quốc lộ 1A, 1B, đường Hồ Chí Minh, kết nối cao tốc Tây Bắc và các tỉnh phía Nam, tạo không gian và động lực phát triển mới.

Phát triển cụm công nghiệp, làng nghề theo hướng cụm công nghiệp xanh, hạ tầng hiện đại

Về định hướng phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, Quy hoạch nêu rõ phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội gồm các khu cụm công nghiệp, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, công sở, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao..., tạo nền tảng cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội phát triển theo từng giai đoạn, tái sắp xếp không gian cơ sở hạ tầng theo mô hình tổ chức không gian đô thị và nông thôn. Dự trữ các không gian tại các khu vực đô thị mở rộng, đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái để hình thành các trung tâm chức năng mới cho thành phố, quốc gia và thu hút các chức năng quốc tế.

Trong đó, phát triển 23 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 5.800 ha, gồm 8 khu công nghiệp đang hoạt động, 2 khu công nghiệp đang trong triển khai, 13 khu công nghiệp quy hoạch mới. Đồng thời, dự trữ quỹ đất khoảng 800 ha tại khu vực huyện Thường Tín, Phú Xuyên và Sóc Sơn phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp.

Hà Nội sẽ phát triển cụm công nghiệp, làng nghề theo hướng cụm công nghiệp xanh, hạ tầng hiện đại, thông minh, ứng dụng công nghệ cao, gắn với khu vực có điều kiện hạ tầng thuận lợi. Chuyển đổi và di dời các khu cụm, làng nghề sản xuất gây ô nhiễm.

Kiểm soát chặt các cụm công nghiệp, làng nghề nằm trong vùng hành lang xanh, đảm bảo tiêu chí phát triển mới được hình thành như: Phải đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ; ngoài ra phải đáp ứng những yêu cầu khác về nhu cầu, đất đai, vệ sinh môi trường...; đối với việc hình thành các cụm công nghiệp sau giai đoạn 2030 cần được xem xét rà soát, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tỷ lệ lấp đầy theo quy định.

Khu vực đô thị trung tâm sẽ phát triển các khu thương mại - dịch vụ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; các tuyến phố thương mại văn minh, hiện đại; hình thành và mở rộng các tuyến phố đi bộ và phát triển mô hình kinh tế ban đêm gắn với hoạt động du lịch; Phát triển dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ hội chợ triển lãm thương mại và các dịch vụ khác; hình thành các trung tâm mua sắm, dịch vụ, khu vui chơi giải trí chất lượng cao, mang tầm khu vực và thế giới; Hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ có chức năng đầu mối (chợ đầu mối, trung tâm logistics)...

Không gian du lịch Hà Nội gồm 4 cụm là: Cụm trung tâm, gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trung, Đống Đa, Thanh Xuân, Long Biên, Gia Lâm, Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Hoài Đức; Cụm phía Bắc gồm Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn gắn với thành phố trực thuộc Thủ đô phía Bắc sông Hồng; Cụm phía Tây gồm Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Ọuốc Oai, Chương Mỹ; Cụm phía Nam gồm Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thường Tín. Theo đó, sẽ xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng theo từng cụm, quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu tăng cao dịch vụ du lịch của cả vùng.

Về tổ chức không gian phát triển các hành lang du lịch, Quy hoạch phân thành: Hành lang du lịch dọc theo hành lang trục sông Hồng, sông Đuống; hành lang du lịch theo trục sông Đáy, sông Tích; hành lang du lịch theo sông Tô Lịch và sông Nhuệ. Gắn với hành lang các tuyến sông, sẽ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch, công viên vui chơi giải trí, công viên chuyên đề, các loại hình sản xuất kết hợp du lịch và hệ thống các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch./.

Đọc thêm

Mẫn Nhi
Mẫn Nhi 7 ngày trước

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6751/QĐ-UBND ngày 30/12, phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam An Khánh và phần mở rộng - khu B. Quy hoạch điều chỉnh tập trung tại ô đất ký hiệu HH2D và đất đường giao thông ký hiệu GT, thuộc địa bàn huyện Hoài Đức, với tỷ lệ chi tiết 1/500.

Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Nam An Khánh
3 Bình luận

Hồng Giang
Hồng Giang 7 ngày trước

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Nghĩa Tân với diện tích 31,66 ha. Dự kiến việc "thay áo mới" cho các tòa nhà cũ này sẽ được hoàn thành vào tháng 6/2025.

Hà Nội quy hoạch cải tạo, 'lột xác' tòa nhà cũ Khu tập thể Nghĩa Tân
1 Bình luận

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội dự kiến hoàn thiện chủ trương đầu tư mới, chuẩn hóa quy hoạch kiến trúc và đẩy nhanh công tác xây dựng tại khu "đất vàng" 94 Lò Đúc. Đồng thời, các nội dung pháp lý liên quan sẽ được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo dự án tuân thủ đúng quy định.

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch khu 'đất vàng' 94 Lò Đúc, bỏ chức năng nhà ở thương mại
2 Bình luận

Tin liên quan

Trong những năm gần đây, vai trò của các nhà đầu tư thể hiện dấu ấn khá đậm nét với những khu đô thị hiện đại, là đòn bẩy cho sự phát triển của thị trường bất động sản cũng như kinh tế - xã hội của khu vực.

Khu đô thị - đòn bẩy của phát triển kinh tế
0 Bình luận

TP. Hà Nội vừa chính thức phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cho huyện Mê Linh trong năm 2025, với tổng cộng 104 dự án lớn, trải rộng trên diện tích hơn 1.140 ha.

Hà Nội phê duyệt hàng loạt dự án nhà ở, khu đô thị lớn ở Mê Linh trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025
1 Bình luận

Phân khu đô thị Sóc Sơn (Hà Nội) khu 3 có diện tích hơn 1.400ha, dân số dự kiến đến năm 2030 khoảng 46.000 người. Bên cạnh công viên, bệnh viện, trường học còn có trường đua ngựa 420 triệu USD.

Hà Nội duyệt quy hoạch khu đô thị Sóc Sơn với trường đua ngựa 420 triệu USD
2 Bình luận

Home Today

Bài mới

Hà Nội phê duyệt đấu giá nhiều ô 'đất vàng' ở quận Cầu Giấy

Nhiều ô đất tại các vị trí đắc địa như phường Quan Hoa, Dịch Vọng, và khu đô thị mới Cầu Giấy đã được phê duyệt trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của quận Cầu Giấy (Hà Nội).

Khánh Quỳnh
Khánh Quỳnh 14 giờ trước
Quảng Ngãi quyết liệt 'khai tử' hàng chục dự án chậm tiến độ

Tỉnh Quảng Ngãi đã mạnh tay thu hồi hàng chục dự án không thực hiện đúng tiến độ, đồng thời triển khai các biện pháp nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng trì trệ kéo dài. Mặc dù vậy, việc xử lý các dự án này vẫn là bài toán khó đối với tỉnh này.

Hồng Giang
Hồng Giang 14 giờ trước
Nam Định đấu giá 131 lô đất trong tháng 1, giá từ gần 600 triệu

Trong tháng 1, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 131 lô đất, trong đó có 25 lô tại xã Giao Châu và 106 lô tại xã Giao Hà. Giá khởi điểm chỉ từ 599 triệu đến hơn 2,3 tỷ đồng.

Hồng Giang
Hồng Giang 20 giờ trước
Điểm tin BĐS - tài chính 6/1: Hà Nội duyệt gần 179ha đất cho 4 dự án nhà giá rẻ ở Đông Anh

Đề nghị đưa khu dân cư ra khỏi quy hoạch của dự án “treo” gần 20 năm ở Hà Nội; Mở bán thêm 400 căn nhà ở xã hội tại Bắc Ninh; ACB bác thông tin "lãnh đạo đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài"… là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (6/1).

Hồng Giang
Hồng Giang 22 giờ trước
Phấp phới băng rôn đòi tiền chủ đầu tư ở 'đất vàng' The Grand Hanoi

Mạng xã hội đang xôn xao vì xuất hiện cảnh nhiều người đưa băng rôn đến dự án The Grand Hanoi trên đất vàng ở phố Hàng Bài (Hà Nội).

Annq
Annq 2 ngày trước
Quận trung tâm Hà Nội triển khai đấu giá đất ở 11 ô đất tại 7 dự án trong năm 2025

UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 tại quận Cầu Giấy gồm danh mục 22 công trình, dự án. Trong đó, có 7 dự án đấu giá quyền sử dụng 11 ô đất ở.

Hồng Giang
Hồng Giang 2 ngày trước
Dự án khu dân cư Vịnh Tre bán đất cho cán bộ, thất thoát hàng tỷ đồng, Thanh tra tỉnh đề nghị xử lý hình sự

Thanh tra tỉnh An Giang phát hiện nhiều sai phạm tại dự án KDC Vịnh Tre, gồm ký hợp đồng trái pháp luật, bán đất không qua đấu giá và chi trả bồi thường sai quy định. Thanh tra đề nghị xử lý nghiêm các cá nhân liên quan và chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra.

Hồng Giang
Hồng Giang 2 ngày trước
Điểm tin BĐS - tài chính 5/1: Giá trung bình căn hộ tại 4 quận trung tâm Hà Nội đã tăng gấp đôi

Chung cư Bình Dương lập mặt bằng giá mới dự kiến 67 triệu/ m2; TP. HCM cần phát triển hơn 11 triệu m2 sàn nhà ở năm nay; Cho vay nhà ở xã hội không phải tính vào dư nợ tín dụng... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (5/1).

Hồng Giang
Hồng Giang 2 ngày trước
Long An tìm nhà đầu tư cho 2 dự án nhà ở xã hội trị giá hơn 7.640 tỷ đồng tại Đức Hòa

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An vừa công bố thông báo mời gọi các nhà đầu tư đăng ký thực hiện xây dựng hai dự án nhà ở xã hội tại huyện Đức Hòa, với tổng kinh phí đầu tư lên tới hơn 7.640 tỷ đồng.

Khánh Quỳnh
Khánh Quỳnh 3 ngày trước
Điểm tin BĐS - tài chính 4/1: Hà Nội gỡ “nút thắt” cho dự án nhà ở xã hội tại quận Long Biên

Cả năm có 16.000 giao dịch, loại hình bất động sản này đang bùng nổ ở Khánh Hòa; Giá căn hộ tại TP.HCM tăng 34,3%; Cát Tường Smart City nằm trong danh sách bị thanh tra của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh… là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (4/1).

Hồng Giang
Hồng Giang 3 ngày trước
Hà Nội thanh tra 'nóng' về quản lý đất đai và nhà tái định cư trong quý II và quý III năm 2025

Thanh tra TP. Hà Nội sẽ thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư hiện có nhưng chưa bố trí tái định cư trên địa bàn thành phố. Thời gian thanh tra dự kiến vào quý II/2025.

Hồng Giang
Hồng Giang 4 ngày trước
Khu du lịch không phép ở Phú Quốc 'vô tư' hoạt động phớt lờ lệnh phạt

Mặc dù đang đối mặt với mức phạt lên tới hơn 1 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm, chủ đầu tư khu du lịch không phép tại Phú Quốc vẫn bất chấp mở cửa đón khách vào dịp Tết dương lịch 2025.

Hồng Giang
Hồng Giang 4 ngày trước
Điểm tin BĐS - tài chính 3/1: Hà Nội, TP.HCM không còn căn hộ dưới 50 triệu đồng/m2 mở bán mới

Giá đất nền nhảy múa ở loạt huyện sắp lên quận tại Hà Nội; Chung cư dọc tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên tăng giá mạnh... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (3/1).

Hồng Giang
Hồng Giang 4 ngày trước
Hai vợ chồng Chủ tịch Techcombank đều trong Top 10 người giàu nhất chứng khoán Việt Nam

Danh sách những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán năm vừa qua vẫn là những lãnh đạo của các tập đoàn lớn như Vin, Hòa Phát, FPT...

Annq
Annq 5 ngày trước
TP.HCM thu tiền sử dụng đất năm 2024 chỉ bằng 30,3% dự toán là do thay đổi về quy định của pháp luật đất đai

Năm qua, nguồn thu ngân sách về tiền sử dụng đất của TP.HCM chỉ đạt 30% dự toán. Bên cạnh thay đổi về chính sách pháp luật đất đai, nguyên nhân còn do 14.500 tỷ đồng tiền sử dụng đất của dự án bất động sản được chuyển sang năm 2025.

Hồng Giang
Hồng Giang 5 ngày trước
Home Today
Đề xuất