Những trường hợp nào được cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ 1/8/2024?
Theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, sẽ có 9 trường hợp được phép cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 101/2024/NĐ-CP về quy định đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024.
Nghị định này quy định tại Điều 38 về các trường hợp cụ thể được cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp trước đó.
Cụ thể, các trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp, gồm:
(1) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 1/8/2024 sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
(2) Giấy chứng nhận đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;
(3) Giấy chứng nhận đã cấp chung cho nhiều thửa đất mà thực hiện cấp riêng cho từng thửa đất theo nhu cầu của người sử dụng đất và trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 7 Điều 46 của Nghị định này;
(4) Mục đích sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận đã cấp khác với mục đích sử dụng đất theo phân loại đất quy định tại Điều 9 của Luật Đất đai và quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
(5) Vị trí thửa đất trên Giấy chứng nhận đã cấp không chính xác so với vị trí thực tế sử dụng đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận đã cấp;
(6) Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng;
(7) Giấy chứng nhận đã cấp ghi tên hộ gia đình, nay các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình đó có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để ghi đầy đủ tên thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình;
(8) Thay đổi địa chỉ của thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận;
(9) Thay đổi kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu của thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất mà ranh giới thửa đất không thay đổi.
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp, gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này và Giấy chứng nhận đã cấp.
Đối với trường hợp cấp đổi số (7) nêu trên thì trong Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này phải thể hiện thông tin các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình;
- Mảnh trích đo bản đồ địa chính thửa đất đối với trường hợp trích đo địa chính thửa đất quy định tại trường hợp cấp đổi số (9) nêu trên.
Trình tự, thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp:
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp hồ sơ quy định nêu trên đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Văn phòng đăng ký đất đai; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai;
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thì chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai./.
Đọc thêm
Bài mới
Ngày 8/10, tại buổi họp báo thị trường bất động sản Hà Nội quý III/2024, bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc CBRE Việt Nam công bố thông tin nổi bật: Hà Nội sẽ chấm dứt tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà ở kéo dài 4 năm qua. Dự kiến, lượng căn hộ chung cư năm 2024 đạt gần 30.000 căn, nhưng giá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng do nhu cầu thị trường cao.
Sau khi khởi kiện bất thành, BIDV đã quyết định đấu giá khoản nợ xấu trị giá hơn 5.700 tỷ đồng, được thế chấp bằng Dự án Kenton Node Hotel Complex - một dự án bất động sản đình đám tại TP.HCM. Dự án này từng được kỳ vọng là “thiên đường nhiệt đới” của khu Nam Sài Gòn nhưng hiện đang chìm trong khó khăn tài chính.
Trong thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, không chỉ các doanh nghiệp đang đối mặt với viễn cảnh ảm đạm, các nhà đầu tư cá nhân cũng trong trạng thái tương tự. Tuy nhiên, họ dùng cách thức khác. Một trong những cách đơn giản nhất, đó là “thoát hàng”, nhưng hy vọng ở thời điểm hiện tại gần như bằng 0.