Điểm tin chứng khoán 22/11: Bất động sản chịu áp lực nặng nề
Chứng khoán hôm nay 22/11 ghi nhận áp lực bán tháo mạnh của nhóm bất động sản trong bối cảnh VN-Index vẫn chưa thể chạm mốc 1.230 điểm.
Bài viết này thuộc series Điểm tin BĐS - tài chính
Những thông tin nóng nhất về bất động sản và tài chính được cập nhật sớm nhất trên Home Today vào 6h sáng mỗi ngày cho các doanh nhân, doanh nghiệp, những nhà đầu tư thông thái.
Sàn HOSE có 151 mã tăng và 213 mã giảm, VN-Index giảm nhẹ 0,23 điểm (-0,02%) xuống 1.228,1 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 534,4 triệu đơn vị, giá trị 12.758 tỷ đồng, tăng 10,86% về khối lượng và 4,75% về giá trị so với phiên hôm qua.
Sàn HNX có 61 mã tăng và 86 mã giảm, HNX-Index giảm 0,47 điểm (-0,21%) xuống 221,29 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 44,15 triệu đơn vị, giá trị 388,38 tỷ đồng.
UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (+0,22%), lên 91,7 điểm với 181 mã tăng và 120 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 31,45triệu đơn vị, giá trị 337 tỷ đồng.
Qua thống kê, cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản hôm nay giảm 29,1 điểm (-1,13%).
Nếu tính từ đầu năm, nhóm ngành này mất 2,87%.
Nếu xét trong vòng 1 tháng trở lại, các mã chứng khoán lĩnh vực bất động sản giảm 3,86%.
Với sự phân hóa, nhóm bất động sản đã giảm điểm trong phiên hôm nay. Với các mã có vốn hóa lớn và vừa, ngoại trừ BCM, VIC và BKC giữ được sắc xanh, hầu hết đều chìm đỏ.
Bên cạnh gánh nặng VHM, các mã nóng vừa qua cũng đồng loạt nới rộng biên độ giảm, như DXG giảm 2,6% với thanh khoản sôi động nhất thị trường, đạt 21,13 triệu đơn vị, NVL giảm 2,2%, TCH giảm 1,6%, PDR giảm 1,4%, DIG giảm 1,2%...
Hai trong số mã bất động sản có biên độ giảm đáng kể nhất là SNZ và QCG.
Với SNZ, quý III, Tổng Công ty cổ phần Phát triển Khu Công nghiệp đạt doanh thu thuần đạt 1.337 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, mảng khu công nghiệp đóng góp 319,6 tỷ đồng; mảng dịch vụ cảng đóng góp 332,8 tỷ đồng; mảng cung cấp nước sạch mang về 316 tỷ đồng; trong khi mảng xử lý chất thải đạt 229 tỷ đồng. Số còn lại đến từ các mảng khác.
Mặc dù doanh thu tăng, giá vốn lại tăng mạnh hơn (7%), đạt 875,5 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm 4% xuống còn 461,6 tỷ đồng.
Trong kỳ này, doanh thu tài chính của Sonadezi giảm 61% về 29,6 tỷ đồng, chủ yếu do cổ tức và lợi nhuận được chia giảm so với cùng kỳ. Chi phí tài chính giữ nguyên ở mức 27,7 tỷ đồng, trong khi chi phí bán hàng giảm 15%, đạt 24,8 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 12%, lên 103,2 tỷ đồng.
Tổng kết, Sonadezi ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 324,9 tỷ đồng trong quý III, giảm 9% so với cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng năm 2024, Sonadezi ghi nhận doanh thu thuần 4.192,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.198 tỷ đồng, tương ứng tăng 13% và 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
So với mục tiêu lợi nhuận sau thuế đề ra cho năm 2024 là hơn 1.370 tỷ đồng, doanh nghiệp này đã thực hiện được 87% chỉ tiêu lợi nhuận sau 9 tháng.
Tại cuối quý III/2024, tổng tài sản của Sonadezi giảm 8% so với đầu năm, ghi nhận ở mức 21.271 tỷ đồng. Trong đó, tiền và tương đương tiền đạt 2.320 tỷ đồng, gấp đôi so với đầu năm; ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn giảm một nửa, chỉ còn hơn 914 tỷ đồng.
Doanh nghiệp còn ghi nhận 2.233 tỷ đồng hàng tồn kho, tăng 4%, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại dự án khu công nghiệp - khu đô thị Châu Đức với giá trị hơn 1.500 tỷ đồng.
Đáng lưu ý, tổng nợ phải trả của Sonadezi đã giảm 19% so với hồi đầu năm, còn khoảng 10.674,3 tỷ đồng, chủ yếu nhờ doanh thu chưa thực hiện dài hạn giảm một nửa xuống còn 2.264 tỷ đồng.
Về phần QCG, nhiều ngày qua, cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tụt dốc. Nguyên nhân được cho là từ việc Ủy ban chứng khoán Nhà nước vừa có quyết định đình chỉ các kiểm toán viên đã ký báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 2023 của công ty.
Sau khi kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán năm 2024 của Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam đối với Báo cáo tài chính năm 2023 của Quốc Cường Gia Lai, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận thấy kiểm toán viên chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán và chưa thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán cần thiết để đưa ra ý kiến kiểm toán theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán năm 2023 của Quốc Cường Gia Lai cho thấy doanh thu 432 tỉ đồng, giảm 66% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế chỉ hơn 3 tỉ đồng so với mức gần 32 tỉ đồng của năm trước; tổng tài sản 9.567 tỉ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm hơn 7.500 tỉ đồng, hàng tồn kho trị giá 7.035 tỉ đồng. Vốn chủ sở hữu 4.342 tỉ đồng trong khi nợ phải trả lên tới 5.225 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 521 tỉ đồng.
Trong quý III/2024, Quốc Cường Gia Lai đạt doanh thu hơn 178,28 tỉ đồng, tăng 166,61% so với cùng kỳ năm 2023, lợi nhuận trước thuế gần 28,46 tỉ đồng, gấp 4,5 lần so với cùng kỳ, lãi ròng 25,38 tỉ đồng, tăng 147,37%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu công ty đạt hơn 243,5 tỉ đồng, giảm 12,28% và lợi nhuận kế toán trước thuế đạt gần 11,54 tỉ đồng, tăng mạnh so với số lỗ cùng kỳ là 5,15 tỉ đồng.
Được biết, Quốc Cường Gia Lai vừa mở bán đợt tiếp theo dự án Lavida + ngay khu vực Phú Mỹ Hưng, đã thu hút nhiều khách mua. Dự án có giá trung bình trên dưới 50 triệu đồng/m2./.
Đọc thêm
Chứng khoán hôm nay 8/11 ghi nhận phiên điều chỉnh của thị trường, kéo theo nhóm bất động sản giảm điểm. Cổ phiếu NRC của Danh Khôi vẫn có ngày tăng trần dù kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Chứng khoán hôm nay 11/10 ghi nhận dòng tiền lớn vào mã ngành bất động sản, đưa nhóm này có phiên hồi phục mạnh. Trong đó, hầu hết các mã có vốn hóa lớn đều không chìm đỏ.
Chốt phiên chứng khoán 9/10, VN-Index ghi nhận ngày tăng trưởng. Trong đó, các cổ phiếu blue-chip góp công lớn. Sự khởi sắc cũng lan sang nhóm bất động sản với phiên xanh.
VN-Index giảm 9,74 điểm (-0,76%), xuống 1.278,1 điểm; nhóm chứng khoán bất động sản tiếp tục lao dốc là thông tin nổi bật nhất của điểm tin chứng khoán ngày 3/10.
Tin liên quan
Mình cho rằng, không nên làm quá lên, không đáng để quy kết đó là cách làm thương hiệu hay đội ngũ Marketing dở.
Sun Group vừa đề xuất đầu tư 2 khu đô thị du lịch sinh thái quy mô lớn tại huyện Tiên Du và TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh với tổng mức đầu tư cho các dự án này lên đến 28.271 tỷ đồng.
Nghị quyết 1278/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP.HCM giai đoạn 2023-2025, sắp xếp 80 phường để hình thành 41 phường mới.
Bài phát biểu của ông Nguyễn Văn Quyết - Giám đốc CTCP Home Today khẳng định tầm nhìn rõ ràng và sự khác biệt của Hometoday trong bối cảnh thị trường truyền thông và mạng xã hội đầy cạnh tranh.