Thành phần hữu cơ của đất là gì? Đặc điểm của đất Việt Nam như thế nào?
Cùng tìm hiểu thành phần hữu cơ của đất là gì? Đặc điểm của đất Việt Nam như thế nào trong bài viết dưới đây của Hometoday nhé!
Thành phần đất hữu cơ của đất là gì?
Dù chỉ chiếm ít hơn 5% trong thành phần của đất tuy nhiên hợp phần hữu cơ đóng một vai trò rất quan trọng đồng thời là yếu tố quyết định chất lượng đất, năng suất sinh học của đất. Các chất hữu cơ trong đất chính là nguồn thức ăn của vi sinh vật, chúng còn tham gia vào các phản ứng hóa học như là phản ứng trao đổi, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến tính chất vật lý của đất.
Bên cạnh đó, một số chất hữu cơ còn tham gia vào quá trình phong hóa các chất khoáng tạo thành đất. Một số nấm mốc ở trong đất có thể tạo thành axit citric và các axit hữu cơ khác có khả năng tạo phức. Các chất này phản ứng với khoáng silicat, giải phóng kaki, các ion kim loại khác cần cho thực vật.
Một số vi khuẩn có trong đất có thể tạo ra axit 2-ketoglucomic có khả năng tạo phức mạnh. Chính vì thế có thể hòa tan được nhiều ion kim loại làm phong hóa các khoáng vật. Axit này cũng hòa tan được các hợp chất photphat không tan và giải phóng ion photphat.
Trong đất còn có chứa một số hợp chất hữu cơ hoạt động sinh học như các polysaccarit, các đường amino, nucleotit và các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh, photpho. Bên cạnh đó, khi chiết đất bằng hỗn hợp ete và rượu chúng ta sẽ thu được dung dịch chứa các sắc tố b-carotein, chlorophyl và xanthophyll.
Chính sự tích tụ các chất hữu cơ trong đất phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ và lượng oxy. Tại các vùng có nhiệt độ thấp, chất hữu cơ bị phân hủy sinh học chậm, tích lũy nhiều trong đất, trong nước, đất úng nước, các chất hữu cơ cũng không có đủ oxy để phân hủy, vì thế các vùng đất ngập úng có nhiều thực vật phát triển thành phần hữu cơ trong đất có thể lên đến 90%.
Và dưới tác động của không khí, nước, nhiệt độ cùng vi sinh vật thì các chất hữu cơ từ xác động vật cũng biến đổi theo hai quá trình:
Quá trình khoáng hóa trong đất là gì?
Khoáng hóa chính là quá trình phân hủy các chất hữu cơ để tạo thành các chất vô cơ đơn giản như là muối khoáng, khí CO2, H2S,...
Quá trình mùn hóa trong đất là gì?
Quá trình tạo thành mùn được gọi là quá trình mùn hóa. Mùn chính là thành phần hữu cơ quan trọng nhất của đất. Mùn cũng là sản phẩm còn lại của sự phân hủy xác thực vật do vi khuẩn, nấm mốc có trong đất.
Mùn khoáng gồm phần hòa tan được trong kiềm đó là axit humic, axit fulvic và phần không tan gọi là humin. Sinh khối thực vật có chứa cellulose có thể bị phân hủy và lignin (đây là một hợp chất cao phân tử chứa nhiều cacbon hơn cellulose) khó bị phân hủy.
Đối với quá trình mùn hóa, vi sinh vật chuyển hóa các chất hữu cơ thành CO2 và lấy năng lượng của quá trình này. Vi sinh vật còn liên kết nitơ với những hợp chất tạo thành trong quá trình phân hủy. Tỉ lệ nitơ/cacbon cũng tăng từ 1% trong sinh khối thực vật đến con số 1/10 trong mùn khi quá trình mùn hóa kết thúc. Chính vì thế, mùn chứa nhiều hợp chất nitơ hữu cơ.
Dù chỉ chiếm vài phần trăm trong đất, tuy nhiên những hợp chất có trong mùn có ảnh hưởng mạnh đến tính chất của đất, cụ thể:
-
Có khả năng liên kết mạnh với các ion kim loại, chính vì thế có thể giữ các nguyên tố kim loại vi lượng trong đất.
-
Có tính axit bazo cho nên còn đóng vai trò là tác nhân đệm pH trong đất.
-
Mùn sẽ liên kết với các hạt đất làm tăng khả năng giữ ẩm cũng như khả năng hấp thụ các chất hữu cơ.
Đặc điểm đất Việt Nam là gì?
Ghi nhận, Việt Nam có diện tích tự nhiên 33 triệu ha, trong đó có 31 triệu ha đất và 2 triệu ha sông suối, núi đá, đảo. Đất đai Việt Nam được hình thành từ nhiều loại đá mẹ cũng như mẫu chất là trầm tích, đá macma, đá biến chất, phù sa cổ,... cho nên các loại hình thổ nhưỡng cũng khá đa dạng. Tính chất của đất bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố đá mẹ, mẫu chất, địa hình.
Ví dụ cùng là đá mẹ macma tuy nhiên phân hóa thành macma axit hình thành nên đất có thành phần cơ giới nhẹ, macma trung tính hoặc là bazo hình thành nên đất có thành phần cơ giới nặng.
Ở trên bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 cũng thể hiện 22 nhóm đất chính, 66 đơn vị đất. Các nhóm đất phù sa, đất xám và đất đỏ chiếm phần lớn diện tích của đất cả nước (ghi nhận trên 90%) đồng thời giữ một vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển nền nông nghiệp của nước ta. Bên cạnh những tính chất đặc trưng theo đá mẹ hoặc là mẫu chất, đất Việt Nam còn có một số tính chất cụ thể như:
-
Hầu hết diện tích đất đều là đất chua hoặc rất chua.
-
Tỷ lệ hữu cơ ở trong đất thấp và mức độ phân hóa mạnh.
-
Dung tích hấp thu và mức độ bão hòa bazơ thấp, quá trình tích lũy sắt, nhôm ở dạng di động xảy ra mạnh, lân cũng bị giữ chặt nhất là ở nhóm đất phèn và đất đỏ.
-
Hàm lượng dinh dưỡng nói chung trong đất là thấp và rất thấp.
Nghiên cứu 122 mẫu đất từ nhiều vùng ở Việt Nam của chương trình FADINAP/FINNIDA cho thấy hơn một nửa diện tích đất cần cải tạo. Cụ thể, 87% mẫu thiếu lân, 80% thiếu kali, 72% thiếu canxi, 48% thiếu magie và molypden, 37% thiếu lưu huỳnh, 78% thiếu bo, 17% thiếu đồng, 11% thiếu kẽm và mangan, và 4% thiếu sắt.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thành phần hữu cơ của đất là gì? đặc điểm của đất Việt Nam mà Hometoday muốn gửi đến bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu đất là gì, đất gồm có thành phần như thế nào.
Đọc thêm
Đất là gì? là khái niệm đơn giản nhưng lại là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu khái niệm và thành phần của đất trong bài viết sau.
Nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả trong quản lý đất đai, lành mạnh hóa thị trường bất động sản và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số 5774/BTNMT-QHPTTNĐ gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung bảng giá đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.
Xây nhà trên đất CLN được không là câu hỏi của nhiều nhà đầu tư khi có dự định mua bán loại đất này. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN ra sao? Tìm hiểu ngay sau đây:
Tin liên quan
Hệ số sử dụng đất trong tiếng Anh là Floor Area Ratio (FAR), ngoài ra còn một số cách gọi khác như Floor Space Ratio (FSR), Floor Space Index (FSI), Site Ratio hay Plot Ratio.
Đất DKV là gì và nó có những đặc điểm gì mà bạn cần phải biết? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc đó.
Đất DKV có được xây nhà không là một câu hỏi phổ biến sau khi nhà đầu tư hiểu rõ “Đất DKV là đất gì”. Cùng Hometoday tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây: