Văn phòng công chứng là gì? Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của văn phòng công chứng
Khi thực hiện các giao dịch cần công chứng, người dân có thể đến Phong công chứng hoặc văn phòng công chứng. Vậy văn phòng công chứng là gì?
Văn phòng công chứng là gì?
Theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Theo đó, Văn phòng công chứng là một tổ chức hành nghề công chứng, được tổ chức và hoạt động theo Luật Công chứng và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến loại hình công ty hợp danh.
Căn cứ Điều 22 Luật Công chứng, Văn phòng công chứng có các đặc điểm như sau:
- Phải có từ hai Công chứng viên hợp danh trở lên.
- Không có thành viên góp vốn.
- Trụ sở phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho Công chứng viên và người lao động, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
- Tên gọi phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một Công chứng viên hợp danh khác do các Công chứng viên hợp danh thỏa thuận.
Có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Được khắc và sử dụng con dấu không có hình quốc huy sau khi có quyết định cho phép thành lập.
Chức năng và vai trò văn phòng công chứng
- Chức năng của văn phòng công chứng
Văn phòng công chức có chức năng đầy đủ của một tổ chức hành nghề công chứng gồm:
Chức năng xác thực, chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch dân sự dưới dạng là văn bản hoặc giấy tờ khác. Theo quy định của pháp luật những văn bản này phải công chứng hay do các cá nhân và tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng
Văn phòng công chứng nói chung và công chứng viên nói riêng có chức năng đảm bảo sự an toàn cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng và thực hiện giao dịch
- Vai trò của văn phòng công chứng
Bên cạnh chức năng, vai trò của văn phòng công chứng cũng là điều mà người tham gia công chứng quan tâm. Theo đó, văn phòng công chứng đảm nhận các vai trò sau.
+ Vai trò đối với Nhà nước
Văn phòng công chứng ra đời đã giúp giảm bớt số lượng công việc của các cơ quan Nhà nước liên quan đến vấn đề này. Đồng thời văn phòng công chứng còn đẩy mạnh quá trình pháp chế chủ nghĩa xã hội cũng như phát huy tối đa các nguồn lực pháp lý trong xã hội.
+ Vai trò đối với các bên tham gia giao dịch
Văn phòng công chứng đã giúp cho việc thực hiện các giao dịch của những cá nhân, tổ chức được thuận lợi, đúng pháp luật, từ đó đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Các thủ tục được thực hiện tại Văn phòng công chứng
Các thủ tục Văn phòng công chứng được thực hiện nêu tại Chương V Luật Công chứng gồm:
- Hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn.
- Hợp đồng, giao dịch do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
- Công chứng bản dịch…
Trong đó, một số loại hợp đồng, giao dịch có thể công chứng gồm:
- Hợp đồng thế chấp bất động sản;
- Hợp đồng uỷ quyền;
- Di chúc;
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản…
Trên đây là các thông tin giải đáp về băn khoăn "Văn phòng công chứng là gì? Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của văn phòng công chứng". Hi vọng các thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.
Đọc thêm
Thị trường bất động sản có thể trở thành "bão tố" nếu không được điều tiết một cách hợp lý. VARS nhận định rằng, chính sách pháp luật về tín dụng sẽ là chìa khóa quan trọng để duy trì sự ổn định và vận hành hiệu quả của cỗ máy kinh tế này.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn gửi UBND các tỉnh thành trực thuộc Trung ương về việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất theo quy định của pháp luật đất đai.
Tin liên quan
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông cho biết, trong quá trình rà soát, đã phát hiện 57 dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau cần được xử lý để ngăn chặn tình trạng lãng phí trong thời gian tới.
UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định số 100 quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa.
Vào giữa tháng 11/2024, 13 lô đất ở ba xã thuộc huyện Phúc Thọ sẽ được đấu giá, với giá đấu khởi điểm thấp nhất từ 16,5 triệu đồng/m2.
Hôm nay (ngày 31/10), TP.HCM sẽ áp dụng bảng giá đất mới để tính các nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai như tiền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân.