Bất động sản thổ cư Hà Nội năm 2025 bùng nổ, Hà Đông, Long Biên, Gia Lâm dẫn đầu giao dịch
Trung tâm Nghiên cứu Thị trường và Am hiểu Khách hàng One Mount dự báo, trong năm 2025, thị trường bất động sản thổ cư tại Hà Nội sẽ diễn ra sôi động với khoảng 41.000 - 43.000 giao dịch. Đáng chú ý, Hà Đông, Long Biên và Gia Lâm được kỳ vọng tiếp tục là những điểm nóng với lượng giao dịch dẫn đầu.
Giao dịch thổ cư Hà Nội quý IV/2024 biến động mạnh giữa các khu vực
Theo báo cáo tổng quan thị trường thổ cư Hà Nội của Trung tâm Nghiên cứu Thị trường và Am hiểu Khách hàng One Mount, năm 2024, toàn thị trường ghi nhận khoảng 42.000 giao dịch. Giao dịch tăng mạnh trong quý II, sau đó có xu hướng giảm dần và giữ ở mức ổn định vào cuối năm.
Tại khu Tây, quý IV ghi nhận khoảng 3.500 giao dịch, giảm 11% so với quý I, trong đó quận Hà Đông là khu vực tác động chính đến sự sụt giảm này.
Ngược lại, khu Đông đạt khoảng 2.900 giao dịch, tăng 54% so với quý I, với sự tăng trưởng nổi bật tại huyện Gia Lâm.
Khu Nam và khu vực nội thành có mức giao dịch quý IV tăng lần lượt 17% và 19% so với quý I, tiếp tục duy trì đà tăng nhẹ so với quý III.
Riêng khu vực trung tâm ghi nhận khoảng 170 giao dịch trong quý IV, chiếm 2% tổng thị trường, tăng 81% so với đầu năm.

Khu Đông bứt phá mạnh, Gia Lâm dẫn đầu tăng trưởng
Báo cáo cho thấy, khu Đông Hà Nội ghi nhận khoảng 2.900 giao dịch trong quý IV, tăng 54% so với quý I. Đáng chú ý, huyện Gia Lâm đóng vai trò quan trọng khi đóng góp 60% mức tăng trưởng dù chỉ chiếm 40% tổng lượng giao dịch trong quý, với khoảng 1.200 giao dịch, gấp 2,2 lần so với quý I.
Sự tăng trưởng ấn tượng tại Gia Lâm chủ yếu nhờ vào hệ thống hạ tầng đồng bộ cùng định hướng lên quận. Về đơn giá đất trung bình trong quý IV, huyện này ghi nhận mức tăng 33% so với quý I.

Tương tự, giá đất trung bình tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm trong quý IV/2024 đều tăng khoảng 33% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng quận Long Biên dẫn đầu về lượng giao dịch với 60% tổng số giao dịch khu Đông, tăng 28% so với quý I. Đà tăng trưởng này chủ yếu đến từ các phường có hạ tầng phát triển mạnh như Ngọc Thụy và các khu vực xa trung tâm như Cự Khối, Phúc Lợi, Giang Biên, nơi giá chào bán vẫn ở mức cạnh tranh. Đơn giá đất trung bình tại Long Biên trong quý IV cũng tăng 33% so với quý I.
Khu Tây chững giao dịch, giá đất tiếp tục leo thang
Quý IV/2024, khu Tây Hà Nội ghi nhận khoảng 3.500 giao dịch, giảm 11% so với quý I.
Theo số liệu thống kê, giá đất trung bình tại khu vực này (bao gồm Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy) dao động trong khoảng hơn 100 triệu đồng/m2 đến 300 triệu đồng/m2.
Riêng quận Hà Đông, dù chiếm 50% tổng lượng giao dịch khu Tây trong quý IV, vẫn giảm 23% so với quý I. Sự sụt giảm chủ yếu diễn ra tại các phường vùng ven như Yên Nghĩa, Phú Lương, nơi giá chào bán tăng cao khiến giao dịch chững lại. Dù vậy, đơn giá đất trung bình tại Hà Đông vẫn tăng 17% so với quý I.

Trong khi đó, các quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm duy trì giao dịch ổn định suốt cả năm, mỗi quận đóng góp khoảng 19% tổng giao dịch khu Tây. Đáng chú ý, Bắc Từ Liêm dẫn đầu mức tăng giá trong khu vực với mức tăng 39%, nhờ hạ tầng ngày càng hoàn thiện.
Cầu Giấy chỉ chiếm 4% lượng giao dịch khu Tây, nhưng có sự bứt phá khi giao dịch tăng 25%, còn đơn giá đất trung bình tăng 29%, tương đương với Nam Từ Liêm./.
Đọc thêm
UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất cho các dự án có tổng vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng tại Gia Bình và Thuận Thành, bao gồm: Khu nhà ở thôn Cầu Đào, thôn Đổng Lâm và khu phố Doãn Thượng.
TP.HCM đã có đề án nghiên cứu 6 vị trí để phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - TOD. Trong đó, CII được giao nghiên cứu và đề xuất ý tưởng dự án TOD Hàng Xanh với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8,5 tỷ USD.
Bình Thuận hiện có 357 dự án đầu tư du lịch còn hiệu lực. Trong số này, 201 dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động, 55 dự án đang trong quá trình xây dựng, trong khi hơn 100 dự án vẫn chưa được triển khai.
Tin liên quan
TP.HCM dự kiến tung ra thị trường 10.000 căn hộ trong năm nay, với hơn 80% có giá trên 65 triệu đồng/m2, theo Savills.
TP.HCM đã có đề án nghiên cứu 6 vị trí để phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - TOD. Trong đó, CII được giao nghiên cứu và đề xuất ý tưởng dự án TOD Hàng Xanh với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8,5 tỷ USD.
Bình Thuận hiện có 357 dự án đầu tư du lịch còn hiệu lực. Trong số này, 201 dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động, 55 dự án đang trong quá trình xây dựng, trong khi hơn 100 dự án vẫn chưa được triển khai.
UBND TP. Hà Nội đã quyết định thu hồi lô đất rộng 3.557 m2 tại số 275 Nguyễn Trãi, thuộc quỹ đất 20% của dự án Trung tâm thương mại - Dịch vụ, nhà ở Golden Land Building, sau khi có kết luận thanh tra.