Đấu giá đất là gì? Quy định về đấu giá quyền sử dụng đất mới nhất hiện nay
Hiện nay, hoạt động đấu giá đất đang ngày càng phổ biến. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Hometoday để hiểu hơn về hình thức đấu giá đất nhé!
Bài viết này thuộc series Đấu giá đất vùng ven Hà Nội: Điều gì đang diễn ra?
Đằng sau những phiên đấu giá đất ở vùng ven Hà Nội như Thanh Oai, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sóc Sơn... đang gây sốt trên thị trường là gì?
Đấu giá đất là gì?
Đấu giá đất hay đấu giá quyền sử dụng đất là quá trình mà UBND cấp có thẩm quyền tổ chức bán đấu giá đất công khai các thửa đất thuộc địa giới hành chính của địa phương. Mục đích chính của việc tổ chức đấu giá đất là để gia tăng ngân sách cải tạo, thực hiện các dự án công cộng tại địa phương có đất đấu giá.
Trong một cuộc đấu giá đất, bắt đầu từ mức giá khởi điểm của khu đất, người tham gia sẽ đưa ra các mức giá để cạnh tranh quyền sử dụng. Người trúng đấu giá là người trả giá cao nhất cho thửa đất đã đăng ký và được chủ tịch Ủy ban Nhân dân ra thông báo trúng đấu giá. Theo Khoản 5, Điều 9 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, sau khi người trúng thầu thanh toán đầy đủ số tiền trúng đấu giá vào Kho bạc Nhà nước, họ sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Các hình thức đấu giá đất hiện nay
Hiện nay, đấu giá đất sẽ được tổ chức theo các hình thức sau:
-
Đấu giá quyền sử dụng đất trực tiếp bằng lời nói
-
Đấu giá quyền sử dụng đất bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá
-
Đấu giá quyền sử dụng đất bằng bỏ phiếu kín gián tiếp một vòng
-
Đấu giá đất trực tuyến.
Quy định về đấu giá đất
Nguyên tắc đấu giá đất
Quy định tại Điều 117 Luật Đất đai 2013, đấu giá đất phải đảm bảo được 2 nguyên tắc sau:
-
Đấu giá đất cần được thực hiện công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
-
Việc đấu giá đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về đấu giá tài sản.
Trường hợp đấu giá đất
Không phải đất nào cũng có thể được tiến hành đấu giá. Dựa theo nội dung tại Điều 118 Luật Đất đai 2013, quy định đấu giá đất dành cho những trường hợp cụ thể sau:
-
Đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua;
-
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc là cho thuê;
-
Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
-
Sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
-
Xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm muối;
-
Giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc hoặc cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước;
-
Giao đất ở tại đô thị và nông thôn cho hộ gia đình hoặc cá nhân;
-
Giao đất, cho thuê đất đối với những trường hợp được giảm tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất.
Điều kiện đấu giá đất mới nhất
Theo như quy định tại Điều 119, Luật Đất đai 2013, đất có thể đem ra đấu giá công khai cần phải thỏa mãn những điều kiện sau:
-
Đất đấu giá là khu đất sạch - nghĩa là đã được giải phóng mặt bằng, không bị lấn chiếm, không cho thuê hoặc xảy ra tranh chấp,...
-
Đất phải được Sở Quy hoạch và Kiến trúc phê duyệt, đảm bảo trùng khớp với quy hoạch chung.
-
Đơn giá khởi điểm đấu giá đất phải được Sở Tài chính phê duyệt
-
Khu đất đấu giá đã có đầy đủ hạ tầng, đường điện, hệ thống cấp thoát nước,đường giao thông,…
-
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt xong phương án đấu giá đất.
Đối tượng tham gia đấu giá đất
Nếu muốn tham gia đấu giá đất cần thuộc một trong những đối tượng sau:
+ Cá nhân/hộ gia đình: Đây là những đối tượng có toàn quyền sử dụng đất sau quá trình đấu giá.
+ Tổ chức kinh tế/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Nhóm đối tượng này sau khi đấu giá đất thành công chỉ được phép thực hiện dự án xây dựng nhà ở để bán/vừa bán vừa cho thuê.
Giá khởi điểm của đất được đấu giá
Trong Thông tư 02/2015/TT-BTC có ghi rõ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh là người sẽ quyết định giá khởi điểm đấu giá đất dựa vào hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất/cho thuê.
Giá khởi điểm sẽ được xác định theo đúng trình tự quy định của pháp luật hiện hành. Mức giá này sẽ sát với giá thị trường tại thời điểm đấu giá, không thấp hơn giá ở trong bảng giá đất của UBND cấp tỉnh quy định.
Thông báo đấu giá đất là gì?
Thông báo đấu giá đất chính là văn bản được cơ quan có thẩm quyền lập ra nhằm thông báo việc bán đấu giá quyền sử dụng đất.
Trong đó bao gồm thông tin người ra thông báo, nội dung thông báo, thời gian địa điểm tổ chức đấu giá đất, phương thức đấu giá đất, hướng dẫn chi tiết các bước tham gia đấu giá đất,...
Hồ sơ tham gia đấu giá đất bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản năm 2016, các cá nhân, tổ chức đáp ứng đủ những điều kiện tham gia đấu giá đất cần chuẩn bị hồ sơ nộp cho tổ chức đấu giá. Hồ sơ đấu giá đất sẽ bao gồm:
-
Đơn đăng ký tham gia đấu giá đất: Người tham gia đấu giá cần ghi đủ thông tin yêu cầu trên mẫu đơn, sau đó cho vào phong bì dán kín, ký tên lên các mép của phong bì.
-
Đối với trường đấu giá đất lựa chọn nhà đầu tư cần có hồ sơ dự án đầu tư.
-
Đối với trường hợp ủy quyền người khác tham gia đấu giá đất cần có giấy ủy quyền, bản sao giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền.
-
Bản sao các tài liệu/giấy tờ khác theo quy định pháp luật chứng minh đủ điều kiện tham gia đấu giá đất.
-
Đối với cá nhân/hộ gia đình: Bản sao CCCD, Sổ hộ khẩu.
-
Đối với tổ chức: Bao gồm bản sao đăng ký doanh nghiệp, bản sao giấy tờ chứng minh đại diện hợp pháp, bản sao giấy tờ tùy thân của người đại diện hợp pháp.
Lưu ý: Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có thể lựa chọn nộp bản sao công chứng/chứng thực hoặc là nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu.
Quy trình đấu giá đất hiện nay như thế nào?
Thực hiện việc đấu giá đất cần tuân thủ đúng theo trình tự, thủ tục mà Nhà nước đề ra. Quy trình đấu giá đất được xác định theo Thông tư liên tịch 14/2015/TT- BTNMT-BTP gồm các nội dung sau:
Bước 1: Lên phương án đấu giá đất
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đấu giá đất
Bước 3: Quyết định đấu giá đất
Bước 4: Xác định, phê duyệt giá khởi điểm của thửa đất sẽ đấu giá
Bước 5: Lựa chọn, ký hợp đồng thuê đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá đất
Bước 6: Tiến hành thực hiện cuộc bán đấu giá đất
Bước 7: Tiến hành phê duyệt kết quả đấu giá đất
Bước 8: Khi có kết quả trúng đấu giá, tiến hành nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan đấu giá đất. Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp ích cho bạn nếu có ý định đấu giá đất trong tương lai.
Đọc thêm
Đấu giá đất vùng ven đang là chủ đề được giới đầu tư bất động sản cũng như người dân quan tâm đặc biệt. Cùng tìm hiểu thêm về hiện tượng làm giá, thổi giá trong đấu giá đất.
Phiên đấu giá đất ở Thanh Oai vừa qua có giá trúng lên đến 100 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá rao bán đất trung bình trong quý 2/2024 tại đây chỉ 27 triệu đồng/m2.
Sau những phiên đấu giá đất gây xôn xao dư luận, Thanh Oai và một số huyện vùng ven Hà Nội tiếp tục tổ chức đấu hơn 100 lô đất ngay trong tháng 8. Mức giá khởi điểm có nơi chỉ từ 2,3 triệu đồng/m2.
Tin liên quan
Đấu giá đất tại các huyện ngoại thành Hà Nội hiện đang là vấn đề tâm điểm được đông đảo người dân quan tâm thảo luận rất sôi nổi trên mạng xã hội cũng như báo chí...
Mặc dù đã tăng giá 80% trong suốt 4 năm qua, tuy nhiên, giá rao bán đất trung bình trong quý II/2024 tại địa phương này cũng chỉ khoảng 27 triệu đồng/m2. Tại các xã lân cận, mức giá rao bán đất phổ biến cũng chỉ dao động từ 20-30 triệu đồng/m2.
Sau những phiên đấu giá đất gây xôn xao dư luận, Thanh Oai và một số huyện vùng ven Hà Nội tiếp tục tổ chức đấu hơn 100 lô đất ngay trong tháng 8. Mức giá khởi điểm có nơi chỉ từ 2,3 triệu đồng/m2.