Điểm tin chứng khoán 3/1: Vinahud nợ gấp 59 lần vốn, cổ phiếu vẫn tăng trần
Chứng khoán hôm nay 3/1 ghi nhận nhóm bất động sản giảm 0,44% (-11,4 điểm). Nếu xét trong vòng 1 tháng trở lại, nhóm ngành này đi ngang với dương 0,16%.
Bài viết này thuộc series Điểm tin chứng khoán
Thông tin về chứng khoán, tài chính bất động sản hot nhất được Hometoday cập nhật hàng ngày cho những doanh nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư siêu bận rộn cần cái nhìn toàn cảnh về diễn biến thị trường.
Trong bối cảnh nhóm bất động sản giảm điểm, chỉ riêng mã VHD của CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô Thị VINAHUD có ngày tăng trần.
Mã VHD đã tăng 14,44% trên sàn UpCOM, đưa giá trị cổ phiếu lên 10.300 đồng/cp.
Mới đây, công Vinahud đã ra thông báo về việc cá nhân Trần Quang Tuấn không còn là cổ đông lớn của VHD. Ông Tuấn đã bán hết toàn bộ cổ phiếu nắm giữ với 7.695.000 cổ phiếu.
Ở chiều ngược lại, ông Trương Quang Minh, Chủ tịch HĐQT đã mua lại toàn bộ số cổ phiếu nói trên, qua đó nắm giữ 9,4 triệu cổ phiếu, đưa tỷ lệ sở hữu tăng vọt từ 4,51% lên 24,74%.
Kể từ khi phát sinh khoản vay với TPBank từ quý II/2023, chi phí lãi vay của Vinahud luôn vượt lãi gộp, và là nguyên nhân chính khiến công ty thua lỗ trong BCTC 6 quý gần nhất.
9 tháng đầu năm 2024, công ty lỗ 162 tỷ đồng, đẩy lỗ lũy kế tại ngày 30/9/2024 lên 296 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của VHD tính đến cuối quý III/2024 cũng chỉ đạt 84,5 tỷ đồng, giảm 66% so với thời điểm đầu năm và chỉ chiếm 16,5% cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Tổng tài sản Vinahud tại ngày 30/9/2024 đạt 5.121 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 3% so với số đầu năm. Trong đó, số dư hàng tồn kho đạt 1.618,7 tỷ đồng, chiếm chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại dự án Grand Mercure Hội An tại tỉnh Quảng Nam.
Đáng chú ý, công ty ghi nhận 510,3 tỷ đồng phải thu về cho vay với CTCP Tập đoàn R&H; và 175,5 tỷ đồng trả trước cho người bán ngắn hạn với VNC Construction.
Về nguồn vốn, tổng nợ phải trả của Vinahud đạt 5.037 tỷ đồng, tăng 6,5% so với thời điểm đầu năm lên 5.037 tỷ đồng. Trong đó, vay nợ tài chính đạt 2.623 tỷ đồng, tăng 11.3%. Chiếm phần lớn tỷ trọng nợ vay của Vinahud là khoản vay dài hạn 1.986 tỷ đồng từ Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).
Đáng chú ý, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tính đến hết quý III/2024 đã ở mức 59 lần. Bởi lẽ, vốn chủ sở hữu chỉ vỏn vẹn 84 tỷ đồng.
Trong cơ cấu tài sản cuối tháng 9/2024, lượng tiền mặt của VHD hiện chỉ còn hơn 11 tỷ đồng. Trong khi đó, danh mục hàng tồn kho có giá trị gần 1.620 tỷ và hơn 1.970 tỷ đồng giá trị các khoản phải thu.
Có thể thấy, hệ số thanh toán ngắn hạn của Vihahud dựa trên BCTC hợp nhất quý III đang ở mức 0,36. Về lý thuyết, nếu hệ số thanh toán nhanh dưới, đồng nghĩa với việc tài sản ngắn hạn không đủ để thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn và có thể phải bán hàng tồn kho sớm để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ, đặt doanh nghiệp vào tình trạng rủi ro tài chính.
Hàng tồn kho của VHD chủ yếu nằm ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại dự án Khu du lịch phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), diện tích sử dụng đất 70.163m2, tổng vốn đầu tư hơn 2.772 tỷ đồng.
Dù kinh doanh thua lỗ liên tục, Vinahud vẫn "ôm" hơn 1.000 tỷ đồng đi cho vay ngắn hạn. 1.000 tỷ đồng khác cũng được ghi nhận tại các khoản đầu tư vào công ty liên doanh liên kết.
Còn nhớ vào năm 2023, Vinahud nhận chuyển nhượng 100% cổ phần Mê Linh Thịnh Vượng (giá vốn 659,520 tỷ đồng) với giá 950 tỷ đồng và 83% cổ phần Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Friends (giá vốn 340,3 tỷ đồng) với giá 987 tỷ đồng từ Tập đoàn R&H. Ngay sau thương vụ diễn ra, Vinahud dùng toàn bộ quyền tài sản Hợp đồng chuyển nhượng mua bán cổ phần, cổ phần sở hữu tại Mê Linh Thịnh Vượng, Đầu tư và Xây dựng Friends sau mua bán và các tài sản thuộc 2 công ty này để bảo đảm cho nghĩa vụ tín dụng của Công ty tại TPBank mức vay 1.710 tỷ đồng.
Hai thương vụ M&A diễn ra không lâu trước khi 3 lô trái phiếu với tổng giá trị theo mệnh giá 2.500 tỷ đồng của Tập đoàn R&H đáo hạn, gồm lô ký hiệu RHGCH2123002 (1.000 tỷ đồng) đáo hạn ngày 14/4/2023, RHGCH2123003 (1.000 tỷ đồng) đáo hạn ngày 25/4/2023 và RHGCH2123004 (500 tỷ đồng) đáo hạn ngày 3/5/2023. Tổ chức tư vấn và đại lý phát hành cho cả 3 lô trái phiếu này là Công ty CP Chứng khoán Tiên Phong (TPS).
Qua thương vụ này, mặc nhiên số nợ của Tập đoàn R&H đã đảo sang cho Vinahud.
Một điều đặc biệt khác, Tập đoàn R&H và Vinahud dù là 2 pháp nhân độc lập nhưng có mối liên hệ khăng khít khi Chủ tịch HĐQT Vinahud - ông Trương Quang Minh là cổ đông lớn của Tập đoàn R&H. Bên cạnh đó, cả 2 doanh nghiệp còn có chung Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Minh Tuấn.
Trên thông tin của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, dù tình hình thanh toán trái phiếu của Tập đoàn R&H vẫn được thông báo, nhưng tình hình tài chính thời gian gần đây vẫn là một dấu hỏi.
Lần cuối R&H báo cáo thông tin định kì về tình hình tài chính trên HNX là Kỳ báo cáo từ 01/01/2023 đến 30/06/2023. Theo đó, trong khi vốn chủ sở hữu là 1.147 tỷ đồng thì nợ phải trả ghi nhận 8.946 tỷ đồng, gấp 7,79 lần vốn chủ sở hữu. Chưa hết, R&H còn báo lỗ sau thuế 296 tỷ đồng./.
Đọc thêm
Chứng khoán hôm nay 9/12 ghi nhận phiên tăng điểm cho nhóm bất động sản. Trong đó, lượng mã khoác áo xanh chiếm đa số, cho thấy sự khả quan của nhóm ngành.
Chứng khoán hôm nay 5/12 ghi nhận phiên tăng điểm mạnh mẽ của nhóm ngành bất động sản với dòng tiền lớn đổ vào.
Chứng khoán hôm nay 4/12 ghi nhận phiên giảm điểm của nhóm bất động sản. Trong đó, AGG và L14 là hai mã đi ngược dòng nhóm ngành.
Chứng khoán hôm nay 3/12 ghi nhận phiên phục hồi cho nhóm bất động sản; trong đó, FDC là mã duy nhất giảm sàn.
Tin liên quan
Mặc dù đang đối mặt với mức phạt lên tới hơn 1 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm, chủ đầu tư khu du lịch không phép tại Phú Quốc vẫn bất chấp mở cửa đón khách vào dịp Tết dương lịch 2025.
Thông tin mở bán nhà, dự án BĐS, đấu giá ngày 3/1 có các thông tin nổi bật sau: Diễn biến mới tại khu đô thị hơn 1.000 ha của Vinhomes ở Long An; Sức hút nhà phố biển Sông Town từ vị trí giao thoa 3 trục đường huyết mạch;...
Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 xác định cấu trúc phát triển đô thị là vùng đô thị, đa cực, đa trung tâm, với 5 vùng đô thị. Trong đó có 3 vùng đô thị dự kiến hình thành thành phố.
Khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng (giai đoạn 2) sắp được triển khai với quy mô lên đến 197,16 ha và tổng vốn đầu tư lên tới 2.782,72 tỷ đồng, hứa hẹn mang lại những cơ hội phát triển lớn cho thành phố cảng.
Bài mới
Thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng vẫn đang từng bước hồi phục, với chiến lược phát triển dựa trên sự bền bỉ và thích nghi với biến động. Mặc dù còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, giống như chú rùa kiên trì trong câu chuyện cổ tích, phân khúc này chắc chắn sẽ vượt qua các thử thách để chinh phục đường đua dài hạn.