BIDV bán đấu giá trường Tiểu học quốc tế VIP Hà Nội để thu hồi nợ khoản vay của xi măng Phú Sơn
Trường Tiểu học quốc tế VIP Hà Nội - một trong những ngôi trường tư thục danh tiếng tại Hà Nội, đang đứng trước nguy cơ đổi chủ sau khi BIDV quyết định bán đấu giá để thu hồi khoản nợ "khủng" của Công ty Xi măng Phú Sơn.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID) vừa thông báo bán đấu giá toàn bộ khoản nợ của CTCP Xi măng Phú Sơn. Một trong số các tài sản đảm bảo cho khoản vay là Trường Tiểu học quốc tế VIP Hà Nội.
Tính đến ngày 15/11/2024, tổng giá trị khoản nợ này hơn 19,7 triệu Euro (khoảng 516,5 tỷ đồng). Trong đó, dư nợ gốc 7 triệu Euro (khoảng 183,5 tỷ đồng); lãi, phí gần 12,8 triệu Euro (khoảng 333 tỷ đồng).
Trong lần rao bán này, BIDV muốn bán khoản nợ với giá khởi điểm đúng bằng giá trị của khoản nợ.
Đáng chú ý, một trong những tài sản đảm bảo cho khoản vay này của Xi măng Phú Sơn là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của công trình Trường Tiểu học dân lập Thái Hà (cũ), sau đó đổi tên thành Trường Tiểu học dân lập quốc tế Very Intelligent Pupils Hà Nội (Trường Tiểu học dân lập quốc tế VIP Hà Nội).
Trường dân lập này được thành lập từ năm 2006, có địa chỉ tại số 14C phố Pháo Đài Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp ngày 11/10/2001. Hiện trường vẫn hoạt động tại địa chỉ này với tên gọi Alfred Nobel.
Được biết, Trường Tiểu học dân lập quốc tế VIP Hà Nội thuộc Hệ thống Giáo dục Hà Nội VIP, thành lập năm 2006, do bà Hoàng Thị Ngọc Mai làm Chủ tịch HĐQT. Tên gọi Trường quốc tế Very Intelligent Pupils Hà Nội được hiểu là trường của “những học sinh thực sự hiểu biết”.
Công ty Xi măng Phú Sơn cũng được thành lập từ năm 2006 do ông Nguyễn Hữu Lợi làm Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Hồng Hải làm Tổng giám đốc.
Năm 2007, Phú Sơn xây dựng nhà máy xi măng Phú Sơn đầu tiên tại xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình với công suất 11 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động xây dựng tại nhà máy xi măng Phú Sơn sau đó có dấu hiệu cầm chừng từ năm 2009 và ngừng mọi hoạt động thi công từ cuối năm 2012 đến nay.
UBND tỉnh Ninh Bình cho biết đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện quy trình thu hồi, chấm dứt dự án, song chưa thể thực hiện do vướng tài sản doanh nghiệp đã đầu tư.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình, những năm qua doanh nghiệp này không nộp tiền thuê đất, tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, đồng thời không thực hiện các quyết định xử phạt hành chính khác./.
Đọc thêm
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) vừa thông báo sẽ tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây Dựng Sản Xuất Thương Mại Tài Nguyên. Khoản nợ bao gồm toàn bộ dư nợ gốc, dư nợ lãi và các khoản phí phát sinh đến thời điểm thực hiện giao dịch mua bán nợ.
Đầu tháng 10, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã công bố khoản nợ khổng lồ liên quan đến dự án Kenton Node với giá khởi điểm 4.904 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, giá bán đã giảm mạnh, hiện chỉ còn 4.419 tỷ đồng, tức là giảm gần 500 tỷ đồng.
Sau khi khởi kiện bất thành, BIDV đã quyết định đấu giá khoản nợ xấu trị giá hơn 5.700 tỷ đồng, được thế chấp bằng Dự án Kenton Node Hotel Complex - một dự án bất động sản đình đám tại TP.HCM. Dự án này từng được kỳ vọng là “thiên đường nhiệt đới” của khu Nam Sài Gòn nhưng hiện đang chìm trong khó khăn tài chính.
Tin liên quan
Ngân hàng Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn vừa có thông báo về việc bán đấu giá 6 khoản nợ cá nhân, tất cả đều có tài sản đảm bảo là căn hộ tại dự án Cherry Apartment (phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức, TP.HCM).
Wisland Việt Nam thế chấp khoản nợ bằng quyền sử dụng 3 lô đất và quyền sở hữu khách sạn 12 tầng tại quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.
Đầu tháng 10, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã công bố khoản nợ khổng lồ liên quan đến dự án Kenton Node với giá khởi điểm 4.904 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, giá bán đã giảm mạnh, hiện chỉ còn 4.419 tỷ đồng, tức là giảm gần 500 tỷ đồng.
Bài mới
Thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng vẫn đang từng bước hồi phục, với chiến lược phát triển dựa trên sự bền bỉ và thích nghi với biến động. Mặc dù còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, giống như chú rùa kiên trì trong câu chuyện cổ tích, phân khúc này chắc chắn sẽ vượt qua các thử thách để chinh phục đường đua dài hạn.