Quỹ đất để bán đấu giá đất được lấy từ đâu?
Đấu giá đất là một trong những nguồn thu của ngân sách, là cách để người dân có quyền sử dụng hợp pháp. Cùng tìm hiểu thông tin quỹ đất trong bài viết sau.
Bài viết này thuộc series Đấu giá đất vùng ven Hà Nội: Điều gì đang diễn ra?
Đằng sau những phiên đấu giá đất ở vùng ven Hà Nội như Thanh Oai, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sóc Sơn... đang gây sốt trên thị trường là gì?
Điều 4 Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP nêu rõ, quỹ đất được sử dụng để đấu giá đất có nguồn gốc từ đất do Nhà nước thu hồi, đất được giao quản lý mà chưa giao hoặc chưa cho thuê.
Quỹ đất để đấu giá đất có Nhà nước thu hồi
Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP có ghi rõ, quỹ đất được sử dụng để đấu giá có nguồn gốc từ đất do Nhà nước thu hồi trong những trường hợp sau:
Trường hợp 1: Đất do Nhà nước thu hồi để phát triển kinh tễ - xã hội vì lợi ích công cộng, quốc gia.
- Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải tiến hành thu hồi đất.
- Thực hiện những dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất gồm:
+ Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới hoặc dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
+ Dự án xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài và bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia.
+ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia bao gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn và chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom và xử lý chất thải.
- Thực hiện những dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải tiến hành thu hồi đất bao gồm:
+ Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương, tượng đài.
+ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom và xử lý chất thải.
+ Dự án xây dựng công trình phục vụ cho sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội - công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ và nhà hỏa táng.
+ Dự án xây dựng khu dân cư nông thôn mới, khu đô thị mới; chỉnh trang đô thị; cụm công nghiệp, khu sản xuất, chế biến nông - lâm - thủy sản; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
+ Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép (trừ những trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông đường, than bùn, khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận khu khoáng sản).
Trường hợp 2: Đất thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định tại 1 Điều 64 Luật Đất đai, chi tiết:
-
Sử dụng đất không đúng với mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê và công nhận quyền sử dụng đất, đã bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
-
Những người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
-
Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc là không đúng với thẩm quyền;
-
Đất không được chuyển nhượng và tặng cho theo quy định mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
-
Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để xảy ra tình trạng bị lấn, chiếm;
-
Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định mà người sử dụng đất bởi thiếu trách nhiệm dẫn đến bị lấn, chiếm;
-
Người sử dụng đất không thực hiện đúng nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
-
Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong 24 tháng liên tục;
-
Đất được Nhà nước giao và cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không sử dụng.
Trường hợp 3: Đất bị thu hồi bởi chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất đúng theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai, chi tiết:
-
Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi chơi khác, giảm hoặc là không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị phá sản, giải thể, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc là không còn nhu cầu sử dụng.
-
Các cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
-
Người sử dụng đất tự nguyện trả lại thửa đất;
-
Đất được Nhà nước giao và cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn.
Quỹ đất để đấu giá đất được Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại
Đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc hoặc cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất/kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của Nhà nước.
Quỹ đất để đấu giá đất được Nhà nước giao quản lý
Đây là đất do UBND xã, phường, thị trấn; tổ chức phát triển quỹ đất được giao quản lý mà Nhà nước chưa giao hoặc là cho thuê để sử dụng theo quy định của pháp luật.
Đất do các tổ chức được giao để quản lý đúng theo quy định sẽ bao gồm:
-
Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao cùng các hình thức khác đúng theo quy định của pháp luật về đầu tư;
-
Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông, đất có mặt nước chuyên dùng.
Như thế, đất để bán đấu giá chủ yếu sẽ là đất do nhà nước thu hồi. Sau đó, Nhà nước sẽ tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để xây dựng nhà ở để bán, nhà ở riêng lẻ.
Đọc thêm
Có nhiều người thắc mắc đất được sử dụng với mục đích hoạt động khoáng sản có được đấu giá đất không? Cùng giải đáp câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Thương binh có được miễn tiền sử dụng đất sau khi trúng đấu giá hay không? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây của Hometoday.
Sáng 19/8, rất đông người dân đã đổ về nhà thi đấu huyện Hoài Đức để chuẩn bị tham gia phiên đấu giá 19 lô đất tại xã Tiền Yên. Đồng thời, không ít môi giới bất động sản đã có mặt từ sớm, chờ sẵn tại vị trí các khu đất đấu giá.
Tin liên quan
Nhiều chuyên gia cho rằng, mức giá hơn 100 triệu đồng/m² đất ở huyện Thanh Oai là quá cao, không phản ánh đúng giá trị thực tế. Trước đây đã có nhiều trường hợp đặt giá thầu cao để đấu trúng trong các phiên đấu giá nhưng sau đó bỏ cọc, làm lũng đoạn thị trường chung.
Huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội dự kiến tổ chức đấu giá lại 57 thửa đất tại xã Cao Dương vào ngày 8/9 tới. Giá khởi điểm trước đó là 7,3 triệu đồng/m2 đã tăng lên thành 8,8 triệu đồng/m2.
Vừa qua, Công ty Đấu giá hợp danh Trường Sơn - đơn vị tổ chức phiên đấu giá đất tại huyện Thanh Oai đợt 1 đối với 57 thửa đất tại xã Cao Dương vào ngày 17/8 bất ngờ ra thông báo dừng tổ chức đấu giá, đồng thời trả lại tiền mua hồ sơ, tiền đặt trước tới khách hàng.