Ưu, nhược điểm của đất đấu giá bạn nên biết
Đất đấu giá là một hình thức đầu tư khá phổ biến, tuy nhiên cũng có những ưu, nhược điểm riêng. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của đất đấu giá mà bạn có thể tham khảo.
Bài viết này thuộc series Đấu giá đất vùng ven Hà Nội: Điều gì đang diễn ra?
Đằng sau những phiên đấu giá đất ở vùng ven Hà Nội như Thanh Oai, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sóc Sơn... đang gây sốt trên thị trường là gì?
Đất đấu giá có những ưu điểm gì?
Đất đấu giá là những khu đất được cơ quan có thẩm quyền tổ chức mở bán công khai. Loại đất sẽ sở hữu nhiều lợi thế vượt trội về thủ tục chuyển nhượng, pháp lý,... so với những khu đất thông thường. Cụ thể:
-
Đất đấu giá đảm bảo được tính pháp lý rõ ràng, đã được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt trước, không có tranh chấp hay lấn chiếm, quy hoạch treo. Thửa đất đấu giá đảm bảo được sự tin tưởng, giúp người mua an tâm hơn.
-
Sau khi đấu giá đất thành công, người mua thanh toán trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước - điều này sẽ loại bỏ được các hình thức gian lận, giả mạo tài sản.
-
Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được diễn ra một cách nhanh chóng, đơn giản, an toàn so với các giao dịch bất động sản khác.
-
Khu vực đất đấu giá cũng được đầu tư đầy đủ cơ sở hạ tầng, đảm bảo tiêu chuẩn hiện tại cho người mua.
-
Người trúng đấu giá có toàn quyền xây dựng, thiết kế trên khu đất.
-
Có hỗ trợ vay từ ngân hàng để bù đắp số tiền còn thiếu
-
Thời hạn thanh toán tiền là trong 3 tháng kể từ ngày có quyết định đấu giá đất thành công.
Đất đấu giá có những nhược điểm gì?
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, đất đấu giá cũng có những nhược điểm như sau:
Cạnh tranh khốc liệt: Trong buổi đấu giá có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, bao gồm chủ đầu tư, nhà môi giới, họ thường tham gia mua và bán lại để kiếm lời. Còn những người muốn mua để sử dụng thường thiếu kinh nghiệm về đấu giá đất nên tỷ lệ trúng thầu thấp.
Giá khởi điểm không căn cứ vào thị trường: Thông thường, giá khởi điểm của đất đấu giá không dựa trên giá thị trường, có thể là rất thấp. Chính vì thế, nếu quá tình đấu giá không công bằng sẽ khó xác định giá hợp lý. Điều này dẫn đến việc đưa ra giá cao hơn thực tế, khiến người mua bị lỗ hoặc không trúng thầu.
Đấu giá khủng: Các cuộc đấu giá đất với mức giá “chấn động” sẽ cao hơn nhiều lần so với mức giá khởi điểm. Điều này tạo ra các cuộc sốt đất ảo ở trong khu vực lân cận.
Điển hình như mới đây, phiên đấu giá đất ở xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai (Hà Nội) có giá trúng lên tới hơn 100 triệu đồng/m2, gấp 8 lần so với giá khởi điểm. Các lô thường cũng có giá trúng từ 63-80 triệu đồng/m2, so với giá khởi điểm cao gấp 5 đến 6,4 lần.
Thực tế, giá rao bán đất nền ở xã Thanh Cao đã có xu hướng đi lên trong những năm qua. Ghi nhận, giá rao bán đất trung bình ở địa phương này trong vòng 4 năm qua tăng khoảng 80% - từ mức phổ biến là 15 triệu đồng/m2 vào năm 2020 lên mức 27 triệu đồng/m2 năm 2024.
Như thế, so với mặt bằng giá rao bán phổ biến 27 triệu đồng/m2 trong quý 2 vừa qua thì mức giá trúng đấu giá từ 63 – 100 triệu đồng/m2 cho những lô đất tại xã Thanh Cao trong phiên đấu giá vào ngày 10/8/2024 cao hơn gấp 2,3 - 3,7 lần.