Vingroup đề xuất chi tiền nghiên cứu "đường ray triệu đô" nối TP.HCM với Cần Giờ
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM vừa có phản hồi về đề xuất của Vingroup liên quan đến việc nghiên cứu và đầu tư tuyến metro kết nối từ trung tâm thành phố đến huyện Cần Giờ. Đáng chú ý, tập đoàn này bày tỏ mong muốn tự chi trả toàn bộ chi phí nghiên cứu dự án.
Tập đoàn Vingroup đã gửi văn bản đến UBND TP.HCM, nêu rõ thành phố đang tiến hành các thủ tục điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Theo đó, UBND TP.HCM đã giao các Sở, ngành chức năng nghiên cứu bổ sung một tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP.HCM với huyện Cần Giờ.
Bên cạnh đó, TP.HCM cũng dự kiến khởi công cầu Cần Giờ vào dịp 30/4 và hoàn thành vào năm 2028. Công trình này không chỉ thay thế phà Bình Khánh mà còn thúc đẩy phát triển các dự án khu lấn biển và cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Vingroup nhấn mạnh rằng việc nghiên cứu đầu tư tuyến metro này không chỉ đáp ứng nhu cầu giao thông mà còn đảm bảo sự liên kết hạ tầng giữa trung tâm thành phố và huyện Cần Giờ. Tập đoàn này cũng cho rằng kết hợp đầu tư tuyến metro và cầu Cần Giờ sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, và tối ưu sự đồng bộ về kỹ thuật. Do đó, Vingroup đề nghị UBND TP.HCM cho phép tự chi trả kinh phí nghiên cứu và khảo sát dự án.
Đồng thời, Vingroup kiến nghị thành phố hỗ trợ phối hợp với Sở GTVT và các đơn vị tư vấn triển khai cầu Cần Giờ để tìm ra phương án kỹ thuật và đầu tư hiệu quả nhất. Sau khi được chấp thuận chủ trương, tập đoàn cam kết phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành để sớm hoàn thiện và trình phương án khả thi lên UBND TP.HCM.
Sở GTVT TP.HCM đã tổ chức họp với các bên liên quan vào ngày 6/1 để nghe báo cáo sơ bộ của Vingroup về đề xuất đầu tư tuyến metro. Sau cuộc họp, Vingroup thống nhất gửi văn bản tới Sở GTVT làm rõ các nội dung nghiên cứu, từ kỹ thuật, phạm vi dự án, hình thức đầu tư đến trách nhiệm của các bên.
Ngày 4/1, tại hội nghị công bố quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao đổi với ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, về việc xây dựng hệ thống tàu điện ngầm từ trung tâm TP.HCM đến huyện Cần Giờ.
Theo quy hoạch mới, thành phố sẽ bổ sung hai tuyến metro, nâng tổng số lên 12 tuyến, bao gồm tuyến số 12 nối quận 7 và huyện Cần Giờ.
Đọc thêm
Ngân hàng đang rao bán hàng loạt chung cư, biệt thự tại Khu đô thị Ciputra, một trong những khu nhà giàu nổi tiếng ở Hà Nội. Giá khởi điểm cho các bất động sản này dao động từ gần chục tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng, nhằm xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu.
Thị trường bất động sản năm 2025 dự kiến sẽ chứng kiến mức tăng giá từ 7-10% so với năm 2024, trong bối cảnh mặt bằng giá đã đạt ngưỡng cao. Báo cáo mới nhất từ Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, phân khúc căn hộ giá 50 triệu đồng/m2 vẫn sẽ dẫn dắt thị trường, khi nguồn cung nhà ở tiếp tục tăng trưởng trong ngắn hạn.
Theo báo cáo mới nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, tỷ lệ đất dành cho nhà ở xã hội tại Khu đô thị Thanh Hà chỉ đạt 13,8%, thấp hơn nhiều so với quy định. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đề xuất tăng diện tích đất dành cho xây dựng nhà ở xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhà ở cho người dân trong giai đoạn 2021-2025.
Tin liên quan
UBND TP.HCM vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500 cho Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ, với quy mô lên đến 2.870 ha và tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 217.000 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Đô Thị Du lịch Cần Giờ, thành viên của Tập đoàn Vingroup, vừa công bố xin ý kiến tham vấn đối với Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án khu đô thị du lịch lấn biển tại Cần Giờ.
Ngày 16/1/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 148/QĐ-TTg, chính thức chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.