Điểm tin chứng khoán 7/1: Thấy gì từ tình hình kinh doanh của CIG khi cổ phiếu "lên đỉnh"?
Chứng khoán hôm nay 7/1 ghi nhận nhóm bất động sản giảm 0,05% (-1,38 điểm). Nếu xét trong vòng 1 tháng trở lại, nhóm ngành này mất 2,52%.
Bài viết này thuộc series Điểm tin chứng khoán
Thông tin về chứng khoán, tài chính bất động sản hot nhất được Hometoday cập nhật hàng ngày cho những doanh nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư siêu bận rộn cần cái nhìn toàn cảnh về diễn biến thị trường.
Ngược dòng nhóm bất động sản hôm nay, mã CIG của CTCP COMA 18 tăng trần 6,93% lên 8.640 đồng/cp.
Về kết quả kinh doanh, quý III/2024, COMA 18 báo lãi sau thuế gần 1,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước lỗ hơn 82,5 triệu đồng. Dù vậy, lũy kế 9 tháng năm 2024, lợi nhuận sau thuế của CIG chỉ hơn 3,4 tỷ đồng, “bốc hơi” 76,97% so với cùng kỳ năm 2023.
Nguyên nhân là do các khoản chi phí gồm: Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước lên hơn chục tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của CIG là 825 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 528,7 tỷ đồng, tăng 10,82%; tiền và các khoản tương đương tiền là 810 triệu đồng, tăng 50,68%. Đặc biệt, các khoản phải thu ngắn hạn là 504,2 tỷ đồng, tăng 11,3%.
Có thể thấy, 61% tài sản của CIG đang nằm ngoài công ty.
Cần lưu ý, trong "các khoản phải thu khác" tăng từ 369 tỷ đồng lên 376 tỷ đồng, COMA 18 không hề thuyết minh cụ thể trong báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024 tự lập. Trong khi đó, số tiền này chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản mà công ty phải thu.
Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của CIG cuối kỳ ghi nhận 668,3 tỷ đồng với nợ vay (gần như 100% là nợ ngắn hạn) hơn 134 tỷ đồng. Hệ số D/E ghi nhận 4,2 lần.
Trở lại với tình hình kinh doanh của CIG, trong báo cáo tài chính bán niên 2024 đã qua soát xét, đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt đã có ý kiến nhấn mạnh về việc tại ngày 30/6/2024, COMA 18 đã lỗ lũy kế gần 301 tỷ đồng, gần hết vốn đầu tư của chủ sở hữu; Khả năng thanh toán thấp; Các khoản nợ thuế và phạt chậm nộp thuế tính đến 30/6/2024 là hơn 23 tỷ đồng và các khoản vay đã quá hạn thanh toán với tổng giá trị hơn 128,2 tỷ đồng.
"Các nội dung này gây ra sự nghi ngờ về tính phù hợp của việc giả định về hoạt động liên tục của công ty. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo công ty khẳng định chưa có bất kỳ dự định nào cho việc dừng hoạt động của công ty trong nhiều năm tới", phía kiểm toán cho biết.
Lý do được đơn vị này đưa ra là dự án Kim Thành Hải Dương có tiềm năng tốt, mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận cho công ty trong tương lai. Ngoài ra, khoản vay PVcombank chi nhánh Thăng Long đã được CTCP Tập đoàn Videx cam kết mua khoản nợ khi CIG không thể thanh toán cho nhà băng.
Đây là khoản vay có hạn mức 275 tỷ đồng, thời hạn 48 tháng để công ty thanh toán một phần tiền sử dụng đất cũng như thanh toán các chi phí thuộc tổng mức đầu tư dự án tòa nhà cao cấp Westa - Văn Mỗ - Hà Đông. Trụ sở CIG nằm ở tầng 1 tòa nhà này.
Đáng chú ý, tài sản thế chấp là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AI225695; toàn bộ tài sản hình thành sau đầu tư từ vốn vay, vốn huy động từ các nguồn khác và vốn tự có thuộc dự án Đầu tư Xây dựng tòa nhà Westa Hà Đông. Đi kèm với đó là giá trị hợp đồng chuyển giao hạ tầng lô đất tại VP6 dự án khu dịch vụ Tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm.
Nhiều năm trước, cư dân chung cư Westa (Hà Đông, Hà Nội) cho biết đã nhận bàn giao căn hộ từ năm 2014 nhưng sau đó "ngã ngửa" khi biết tin chủ đầu tư đang thế chấp cả toà nhà trong ngân hàng.
Được biết, khi triển khai dự án Westa Hà Đông, COMA 18 là doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 51% phần vốn, thuộc Tổng công ty cơ khí xây dựng (COMA), do Bộ Xây dựng quản lý. Từ tháng 5/2016, COMA đã thoái toàn bộ vốn nhà nước tại dự án. Bởi vậy, COMA 18 là doanh nghiệp cổ phần có 100% vốn tư nhân.
Ở báo cáo bán niên soát xét năm 2024, các khoản phải thu ngắn hạn vào thời điểm đó là 329 tỷ đồng, mà chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản CIG phải thu CTCP Quản lý quỹ Đầu tư Potential Fund với 218 tỷ đồng.
9 tháng đầu năm 2024, số tiền lãi chậm nộp bảo hiểm của CIG đã tăng lên gần 2,3 tỷ đồng./.
Đọc thêm
Chứng khoán hôm nay 3/1 ghi nhận nhóm bất động sản giảm 0,66% (-16,83 điểm). Nếu xét trong vòng 1 tháng trở lại, nhóm ngành này mất 2,12%.
Chứng khoán hôm nay 9/12 ghi nhận phiên tăng điểm cho nhóm bất động sản. Trong đó, lượng mã khoác áo xanh chiếm đa số, cho thấy sự khả quan của nhóm ngành.
Chứng khoán hôm nay 5/12 ghi nhận phiên tăng điểm mạnh mẽ của nhóm ngành bất động sản với dòng tiền lớn đổ vào.
Chứng khoán hôm nay 4/12 ghi nhận phiên giảm điểm của nhóm bất động sản. Trong đó, AGG và L14 là hai mã đi ngược dòng nhóm ngành.
Tin liên quan
Thông tin mở bán nhà, dự án BĐS, đấu giá ngày 7/1 có các thông tin nổi bật sau: Huyện Đông Anh sẽ có thêm 3 dự án nhà ở xã hội; Đấu giá đất Hà Nội tiếp tục sôi động đầu năm 2025;...
Hồi sinh dự án 800 tỷ trên khu đất “kim cương” ở TP.HCM; Đà Nẵng: 521 dự án đầu tư vào các khu công nghệ, khu công nghiệp; Dai-ichi Life lỗ gần 900 triệu USD do hoạt động bán trái phiếu ... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (7/1).
Chứng khoán hôm nay 3/1 ghi nhận nhóm bất động sản giảm 0,66% (-16,83 điểm). Nếu xét trong vòng 1 tháng trở lại, nhóm ngành này mất 2,12%.
Nhiều ô đất tại các vị trí đắc địa như phường Quan Hoa, Dịch Vọng, và khu đô thị mới Cầu Giấy đã được phê duyệt trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của quận Cầu Giấy (Hà Nội).
Bài mới
Năm 2024 chứng kiến sự khác biệt rõ rệt giữa hai thị trường nhà ở lớn nhất cả nước. Trong khi nguồn cung mở bán mới tại TP.HCM vẫn giữ mức hạn chế, Hà Nội lại có sự bùng nổ về nguồn cung chung cư. Mặc dù sự tăng trưởng này trái ngược, giá bán tại cả hai thị trường đều ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng vẫn đang từng bước hồi phục, với chiến lược phát triển dựa trên sự bền bỉ và thích nghi với biến động. Mặc dù còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, giống như chú rùa kiên trì trong câu chuyện cổ tích, phân khúc này chắc chắn sẽ vượt qua các thử thách để chinh phục đường đua dài hạn.