Chủ đầu tư và dân cư thường mâu thuẫn gì?
Nhiều nơi đấu tranh rất căng thẳng, nhẹ thì căng băng rôn, nặng thì quây trụ sở, thậm chí có nơi cư dân bức xúc dẫn tới huỷ hoại tài sản, đánh nhau, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Đa phần mâu thuẫn giữa cư dân và chủ đầu tư ở các cụm chung cư hiện nay tập trung vào:
- Kinh phí bảo trì: CĐT chây ì không chịu bàn giao cho BQT do cư dân bầu.
- Diện tích chung/ riêng, chỗ đỗ xe ô tô.
Nhiều nơi đấu tranh rất căng thẳng, nhẹ thì căng băng rôn, nặng thì quây trụ sở, thậm chí có nơi cư dân bức xúc dẫn tới huỷ hoại tài sản, đánh nhau, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Trong các cuộc đấu tranh này, cư dân thường là bên yếu thế, vì:
- CĐT là bên có tiền, nắm giữ quỹ bảo trì, lợi ích tập trung vào 1 chủ thể.
- Cư dân là bên nắm đằng chuôi, tưởng có sức mạnh số đông, nhưng thực ra lại bị phân tán, nhiều chủ thể nên khó thống nhất.
Mâu thuẫn này sẽ còn tồn tại dai dẳng, thậm chí ngày càng phức tạp, nếu không kịp thời sửa luật, theo hướng:
- Không để CĐT giữ kinh phí bảo trì, mà hai bên (CĐT và cư dân) bắt buộc phải chuyển vào 1 tài khoản độc lập, chỉ khi có ban quản trị (BQT) do cư dân bầu mới được rút về TK của BQT.
- Bắt buộc CĐT tính chi phí đầu tư hầm gửi xe vào diện tích căn hộ và bàn giao hầm cho BQT vận hành. Không để CĐT độc chiếm hầm gửi xe và kinh doanh như hiện nay.
Nguồn từ Facebook Trần Trọng An
Bài mới
Mới đây, tại chung cư HH3B Linh Đàm, thang máy bất ngờ gặp sự cố và rơi tự do từ tầng 7 xuống tầng 4, khiến nhiều cư dân không khỏi bàng hoàng và hoảng loạn. Sự cố này tiếp tục làm dấy lên những lo ngại về an toàn của thang máy trong khu chung cư HH Linh Đàm, nơi đã từng nhiều lần xảy ra những trục trặc tương tự.
Bạn đã bao giờ ngồi cà phê với bạn bè và thở dài: "Bao giờ mới mua nổi cái nhà?". Nếu có, bạn không phải là người duy nhất. Hơn bao giờ hết, thị trường bất động sản Việt Nam đang trở thành một câu chuyện hài kịch với mức giá "trên trời". Câu chuyện không còn là riêng của ai, mà là nỗi lòng chung của cả một thế hệ.