Đất xen kẹt là gì? Đất xen kẹt có xây nhà được không?
Đất xen kẹt là gì? Đất xen kẹt có thể xây nhà được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Khái niệm đất xen kẹt là gì?
Điều 10, Luật Đất đai năm 2013 có quy định, căn cứ vào mục đích sử dụng thì đất đai được phân loại thành 3 nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. Mỗi nhóm đất sẽ có từng loại đất cụ thể tuy nhiên không có loại nào có tên gọi là đất xen kẹt.
Dù pháp luật không quy định, tuy nhiên trên thực tế thuật ngữ đất xen kẹt được sử dụng khá phổ biến ở khu vực đô thị, nhất là những thành phố lớn. Thông qua thực tiễn, đất xen kẹt chủ yếu được hiểu là đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư (xen lẫn với đất ở) hoặc là diện tích đất còn dư sau quy hoạch.
Đặc điểm của loại đất này chính là nằm giữa khu dân cư cho nên thửa đất thường có diện tích rộng hơn. Thực tế, đất xen kẹt chủ yếu là đất vườn, đất trồng cây lâu năm khác, đất ao hoặc các loại đất nông nghiệp khác mà không còn sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
Như thế, có thể hiểu đất xen kẹt chính là cách gọi phổ biến của người dân chỉ đất có vị trí xen lẫn giữa các thửa đất ở trong khu dân cư ở khu vực đô thị và thông thường thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Đất xen kẹt có được cấp sổ đỏ hay không?
Dưới đây là điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đất nói chung, đất xen kẹt nói riêng.
Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất xen kẹt là gì?
Căn cứ theo Điều 100, 102 Luật Đất đai năm 20213 và Điều 20, 21, 22, 23, 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tùy thuộc vào từng thửa đất cụ thể mà cần phải đáp ứng các điều kiện khác nhau để có thể được Cấp Giấy chứng nhận. Dù vậy, điều kiện cấp Giấy chứng nhận vẫn được chia làm 2 nhóm cụ thể như sau:
Nhóm 1: Đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Nhóm 2: Đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (thường sẽ rơi vào nhóm này).
Hồ sơ và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đất xen kẹt là gì?
Để được cấp giấy chứng nhận đất, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
-
Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận (Mẫu số 04a/ĐK).
-
Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính và giấy tờ liên quan đến miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai (nếu có).
-
Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (nếu có).
-
Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc thửa đất phù hợp quy hoạch, sử dụng ổn định, không có tranh chấp (nếu cần).
Bước 2: Nộp hồ sơ
-
Cách 1: Nộp tại UBND cấp xã nơi có đất (nếu có nhu cầu).
-
Cách 2: Nếu không nộp tại UBND cấp xã:
-
Đối với địa phương có bộ phận một cửa: Nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.
-
Đối với địa phương chưa có bộ phận một cửa: Nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
-
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết
-
Cơ quan nhà nước thực hiện các công việc cần thiết để cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
-
Người sử dụng đất cần thực hiện nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận) theo thông báo. Lưu giữ biên lai, chứng từ để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Thời gian giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận đất xen kẹt:
-
Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
-
Thời gian này không bao gồm ngày nghỉ, lễ, thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính, xử lý vi phạm pháp luật, và thời gian trưng cầu giám định.
Đất xen kẹt là gì? Có xây nhà được không?
Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013, việc sử dụng đất phải đúng quy hoạch và đúng với mục đích sử dụng. Nếu như đất xen kẹt không phải là đất ở thì bạn không thể xây dựng nhà trên đó.
Để xây dựng nhà trên đất xen kẹt, trước tiên bạn phải chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở. Sau khi được chấp thuận chuyển mục đích thì bạn cần xin phép xây dựng (nếu đất thuộc khu vực đô thị).
Đất xen kẹt cũng có thể được cấp sổ đỏ nếu như đủ điều kiện, tuy nhiên chỉ được phép xây dựng nhà ở nếu như đã chuyển đổi mục đích thành đất ở, có giấy phép xây dựng (đối với khu vực đô thị). Khi mua đất xen kẹt, bạn cần lưu ý rằng nó có giá thấp hơn nhưng phải thực hiện 2 thủ tục đó là cấp Giấy chứng nhận và chuyển mục đích sử dụng đất.
Trên đây là thông tin đất xen kẹt là gì mà Hometoday tổng hợp. Mong rằng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn nếu có ý định mua đất xen kẹt trong tương lai.
Đọc thêm
Đất nông nghiệp lên thổ cư được không hoặc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất vườn luôn là vấn đề “nóng” đối với bà con và các nhà đầu tư. Cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Đất nông nghiệp là gì? Đất nông nghiệp gồm những loại nào? Nắm được những thông tin cơ bản về đất nông nghiệp trước khi quyết định đầu tư để tránh những rủi ro.
Cùng tìm hiểu thành phần hữu cơ của đất là gì? Đặc điểm của đất Việt Nam như thế nào trong bài viết dưới đây của Hometoday nhé!
Tin liên quan
Đất ONT là gì? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về khái niệm, mục đích sử dụng của đất ONT trong bài viết dưới đây của Hometoday nhé!
Cùng tìm hiểu thành phần hữu cơ của đất là gì? Đặc điểm của đất Việt Nam như thế nào trong bài viết dưới đây của Hometoday nhé!
Quy định đất ONT là gì? Để tránh gặp những vấn đề pháp lý, tránh vi phạm trong việc sử dụng đất thì bạn cần nắm vững một số quy định liên quan sau đây.