Tiếp tục đưa 19 thửa đất huyện ven Hà Nội lên sàn đấu giá, giá khởi điểm chỉ 5,3 triệu đồng/m2
Sáng 7/12 tới đây, UBND huyện Thanh Oai (Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại xã Đỗ Động với giá khởi điểm chỉ 5,3 triệu đồng/m2.
Bài viết này thuộc series Đấu giá đất vùng ven Hà Nội: Điều gì đang diễn ra?
Đằng sau những phiên đấu giá đất ở vùng ven Hà Nội như Thanh Oai, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sóc Sơn... đang gây sốt trên thị trường là gì?
Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - Quốc gia vừa công bố thông tin đấu giá quyền sử dụng 19 thửa đất tại các khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man Trong thuộc thôn Văn Quán, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Các thửa đất được ký hiệu từ 74 đến 92 với diện tích dao động từ 87m2 đến 117m2.
“Đơn vị có tài sản là UBND huyện Thanh Oai, giao nhiệm vụ cho Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện là đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất”, Thông báo của Công ty Đấu giá hợp danh số 5- Quốc gia cho biết.
Theo thông báo mời đấu giá tài sản, giá khởi điểm đối với 19 thửa đất này là 5,3 triệu đồng/m2; tương ứng giá khởi điểm từng ô đất từ khoảng 460 triệu đồng/m2 đến hơn 640 triệu đồng/m2, tuỳ diện tích.
Về hình thức đấu giá, các thửa đất sẽ được đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng tại cuộc đấu giá và tối thiểu qua 5 vòng đấu giá bắt buộc, bước giá là 5 triệu đồng.
Như vậy, dù giá khởi điểm ban đầu được xác định chỉ 5,3 triệu đồng/m2, nhưng sau khi qua 5 vòng đấu bắt buộc, giá khởi điểm của một thửa đất thấp nhất là 30,3 triệu đồng/m2.
Để tham gia đấu giá, các tổ chức, cá nhân có thể mua và nộp hồ sơ tại Nhà điều hành sân vận động huyện Thanh Oai, địa chỉ thị trấn Kim Bài (huyện Thanh Oai), thời gian từ 8h ngày 21/11/2024 đến 17h ngày 4/12/2024.
Ngày 16/11, UBND huyện Thanh Oai cũng vừa tổ chức đấu giá đất trở lại với tài sản đấu giá là 25 lô đất tại thôn Văn Quán, xã Đỗ Động sau gần 2 tháng tạm dừng để rà soát, kiểm tra.
25 lô đất có ký hiệu từ 93-117, diện tích nhỏ nhất gần 84m2 và lớn nhất hơn 143m2. Giá khởi điểm các lô này từ 5,3 triệu đồng/m2, tương ứng tiền cọc 88-151 triệu đồng mỗi lô.
Phiên đấu giá này đã thu hút hơn 100 nhà đầu tư tham gia, giảm mạnh so với sự kiện hồi tháng 8. Khi đó, buổi đấu giá 68 thửa đất tại xã Thanh Cao có khoảng 1.500 người tham dự, đẩy giá trúng cao nhất lên hơn 100 đồng một m2.
Kết thúc phiên đấu giá, cả 25 lô đất đều được bán thành công. Lô trúng cao nhất ghi nhận ở mức 90,3 triệu đồng/m2 - gấp 17 lần giá khởi điểm. Hai thửa đất trúng với giá này có diện tích gần 114m2 và 129m2, tương ứng tổng giá trị 10,3 tỷ và 11,7 tỷ mỗi lô
Lô thấp nhất trúng tại buổi đấu giá ngày 15/11 trúng với 45,3 triệu đồng một m2. Mức giá này gấp 8,5 lần giá khởi điểm.
Theo lãnh đạo UBND huyện Thanh Oai, phiên đấu giá thu hút hơn 400 hồ sơ của 111 khách hàng tham dự. Như vậy, số lượng hồ sơ và người tham dự tại phiên đấu giá lần này đã giảm nhiều so với hồi tháng 8 là 4.600 hồ sơ của 1.545 người.
Điều đáng nói, ngay sau khi phiên đấu giá kết thúc, nhiều lô đất được rao bán chênh từ 200 triệu đồng đến cả tỷ đồng/lô.
Theo đó, ông Lương (tỉnh Phú Thọ) – người trúng lô đất có diện tích 157,19m2 với mức giá 45,3 triệu đồng/m2, tương đương hơn 7,1 tỷ đồng đang rao bán chênh với giá 1 tỷ đồng.
Hay trường hợp bà Nguyễn Hài (huyện Thanh Oai, Hà Nội), người trúng đấu giá 3 lô đất với giá trúng là 55 triệu đồng/m2 có diện tích 143,2m2 tương đương 7,8 tỷ đồng/lô đang chào bán chênh tới 800 triệu đồng/lô.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc các lô đất trúng đấu giá được rao bán cao hơn mặt bằng thị trường là chiêu trò của nhóm đầu cơ và môi giới nhằm "thổi" giá, tạo cảm giác giá trị đất đã tăng vọt. Theo ông, mức giá 90 triệu đồng/m² hiện tại chỉ là "giá của tương lai" và có thể phải mất tới 5 năm nữa, khi hạ tầng và quy hoạch được hoàn thiện theo đúng lộ trình, thì mức giá này mới trở nên hợp lý.
Để kiểm soát tình trạng này, ông Hiếu đề xuất tăng mức tiền đặt cọc trong các phiên đấu giá đất để sàng lọc nhà đầu tư đầu cơ, đồng thời kéo dài thời gian chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm hạn chế hiện tượng "lướt sóng". Những giải pháp này có thể giúp người dân có nhu cầu ở thực dễ dàng tiếp cận quỹ đất sạch từ Nhà nước với mức giá hợp lý hơn./.
Đọc thêm
UBND TP.HCM chỉ đạo sửa chữa 3.944 căn hộ để phục vụ tái định cư; Bắc Ninh xử lý tình trạng sử dụng nhà ở xã hội sai đối tượng; Novaland lỗ hơn 4.000 tỷ đồng, tồn kho cao kỷ lục... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (16/11).
Phiên đấu giá 32 lô đất cuối cùng tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức không còn cảnh đông đúc, tấp nập như hai phiên đấu giá trước. Tuy nhiên, mức giá trúng không vì vậy mà giảm sút.
Các huyện là điểm nóng đấu giá đất tại Hà Nội sắp tới được chuyên gia dự báo sẽ vẫn hấp dẫn người dân và nhà đầu tư trong thời gian sắp tới do nguồn cung ít ỏi.
Tin liên quan
Trong phiên đấu giá tại thôn Văn Quán, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai (Hà Nội), lượng hồ sơ đăng ký và giá trúng có dấu hiệu hạ nhiệt so với các phiên trước, nhưng những lô đất vùng ven vẫn thu hút nhà đầu tư sẵn sàng chi mạnh tay, giữ giá ở mức rất cao.
Hôm nay (11/11), huyện Hoài Đức, Hà Nội tiếp tục mở phiên đấu giá cho 32 lô đất thuộc khu LK05 và LK06 tại khu vực Lòng Khúc, xã Tiền Yên.
Hàng chục lô đất tại các huyện ven Hà Nội như Hoài Đức và Thanh Oai sắp được đưa ra đấu giá, với mức giá khởi điểm chỉ từ 5,3 - 7,3 triệu đồng/m2.
Bài mới
Dự án Khu đô thị FLC Legacy Kon Tum, nằm ngay trung tâm hành chính của thành phố Kon Tum, đã được định hướng trở thành tổ hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở hiện đại bậc nhất của tỉnh Kon Tum và khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, do "gặp nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau", Tập đoàn FLC đã chính thức xin dừng triển khai dự án trị giá 1.700 tỷ đồng này.