Điểm tin chứng khoán 19/11: Dính "phốt" kiểm toán, QCG bị bán tháo
Chứng khoán hôm nay 19/11 ghi nhận nhóm bất động sản điều chỉnh, trong đó mã QCG bị bán tháo ồ ạt.
Bài viết này thuộc series Điểm tin BĐS - tài chính
Những thông tin nóng nhất về bất động sản và tài chính được cập nhật sớm nhất trên Home Today vào 6h sáng mỗi ngày cho các doanh nhân, doanh nghiệp, những nhà đầu tư thông thái.
Sàn HOSE chỉ còn 75 mã tăng và 287 mã giảm, VN-Index giảm 11,97 điểm (-0,98%), xuống 1.205,15 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 511,8 triệu đơn vị, giá trị 13.248,1 tỷ đồng, giảm gần 21% về khối lượng và 15% về giá trị so với phiên hôm qua.
Sàn HNX có 53 mã tăng và 93 mã giảm, HNX-Index giảm 2,11 điểm (-0,95%), xuống 219,68 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 32,3 triệu đơn vị, giá trị 583,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 4,6 triệu đơn vị, giá trị 46,4 tỷ đồng.
UpCoM-Index giảm 1,34 điểm (-1,46%), xuống 90,3 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 22 triệu đơn vị, giá trị 362,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,4 triệu đơn vị, giá trị gần 290 tỷ đồng.
Qua thống kê, cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản hôm nay giảm 6,06 điểm (-0,24%).
Nếu tính từ đầu năm, nhóm ngành này mất 3,56%.
Nếu xét trong vòng 1 tháng trở lại, các mã chứng khoán lĩnh vực bất động sản giảm 3,48%.
Nhóm bất động sản hôm nay chìm sắc đỏ dù một số mã như vhm, NVL, SNZ có ngày tăng điểm.
Hòa chung vào "không khí" ảm đạm, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai có phiên giảm sàn sau khi bị bán tháo ồ ạt.
Động thái này diễn ra khi doanh nghiệp nhận văn bản từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) liên quan đến báo cáo tài chính năm 2023 được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam.
Theo UBCKNN, hồ sơ kiểm toán cho thấy kiểm toán viên chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán, chưa thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra ý kiến kiểm toán theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán. UBCKNN sẽ đình chỉ các kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 2023 của Quốc Cường Gia Lai.
Trả lời văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Quốc Cường Gia Lai cho biết Hội đồng quản trị sẽ làm việc với đơn vị kiểm toán cho báo cáo tài chính năm 2024 của công ty đảm bảo đủ tiêu chuẩn, điều kiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng và công bố đến cổ đông trong thời gian sớm nhất. Phía SC5 chưa đưa ra văn bản trả lời.
Từ năm 2020 đến nay, Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam là đơn vị kiểm toán thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho Quốc Cường Gia Lai. Riêng báo cáo tài chính năm 2022 được thực hiện bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY. Tương tự, các năm 2022, 2021, 2023, công ty SC5 đều được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán DFK, riêng năm 2022 được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán AASCS.
Mới đây vào đầu tháng 11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố, để được xem xét gia hạn dự án Đại Ninh, ông Nguyễn Cao Trí - Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh - phải chứng minh năng lực tài chính, có vốn điều lệ 2.000 tỉ đồng. Để hợp thức hóa hồ sơ, ông Trí đã ký hợp đồng với Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam. Cơ quan điều tra nêu rõ, Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam ký ban hành báo cáo kiểm toán về tình hình góp vốn điều lệ của các cổ đông, xác định vốn góp của chủ sở hữu là 2.000 tỉ đồng dù không đủ bằng chứng, không làm việc với hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, đại diện pháp luật Công ty Sài Gòn Đại Ninh. Từ đó, cơ quan này kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, xử lý nghiêm vi phạm trong quá trình thực hiện kiểm toán của Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam và các cá nhân liên quan.
Năm ngoái, Quốc Cường Gia Lai ghi nhận doanh thu thuần giảm 66%, chỉ đạt 432 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế theo đó cũng chỉ đạt hơn 3 tỷ đồng, giảm 90%.
Theo lý giải từ doanh nghiệp, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý còn chồng chéo, thủ tục triển khai các dự án không được giải quyết cũng như việc lãi suất ngân hàng tăng gây áp lực lớn cho khách hàng và doanh nghiệp, nhu cầu giao dịch bất động sản giảm, dòng tiền hạn chế kéo theo kết quả kinh doanh đi lùi.
Tại báo cáo này, đơn vị kiểm toán là DFK không đưa ra ý kiến nhấn mạnh hay ngoại trừ, đồng thời cho rằng báo cáo của Quốc Cường Gia Lai đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính hợp nhất tại ngày 31/12/2023, phù hợp chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác./.
Đọc thêm
Chứng khoán hôm nay 8/11 ghi nhận phiên điều chỉnh của thị trường, kéo theo nhóm bất động sản giảm điểm. Cổ phiếu NRC của Danh Khôi vẫn có ngày tăng trần dù kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Chứng khoán hôm nay 11/10 ghi nhận dòng tiền lớn vào mã ngành bất động sản, đưa nhóm này có phiên hồi phục mạnh. Trong đó, hầu hết các mã có vốn hóa lớn đều không chìm đỏ.
Chốt phiên chứng khoán 9/10, VN-Index ghi nhận ngày tăng trưởng. Trong đó, các cổ phiếu blue-chip góp công lớn. Sự khởi sắc cũng lan sang nhóm bất động sản với phiên xanh.
VN-Index giảm 9,74 điểm (-0,76%), xuống 1.278,1 điểm; nhóm chứng khoán bất động sản tiếp tục lao dốc là thông tin nổi bật nhất của điểm tin chứng khoán ngày 3/10.
Tin liên quan
Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư, nhà cao tầng; Khoản đầu tư hơn 3.000 tỷ của ‘ông lớn’ xi măng Vicem có nguy cơ mất vốn... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (19/11).
Thông tin mở bán nhà, dự án BĐS, đấu giá ngày 19/11 có các thông tin nổi bật sau: The Opus One - gần 70% giỏ hàng có chủ sau 30 tiếng ra mắt; Gelex Tower đạt chứng nhận công trình xanh;...
Để đón được nắng, gió tối đa, ngôi nhà được thiết kế lùi sâu, chừa lại khoảng sân rộng ở phía trước và trung tâm.
Nhiều món đồ được gia chủ thích mua kích thước lớn dù diện tích nhà nhỏ. Tuy nhiên, nếu mua những món đồ kích thước quá lớn sẽ làm cho căn nhà nhỏ của bạn thêm chật chội và bí bách.
Bài mới
Dự án Khu đô thị FLC Legacy Kon Tum, nằm ngay trung tâm hành chính của thành phố Kon Tum, đã được định hướng trở thành tổ hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở hiện đại bậc nhất của tỉnh Kon Tum và khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, do "gặp nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau", Tập đoàn FLC đã chính thức xin dừng triển khai dự án trị giá 1.700 tỷ đồng này.
Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong 9 tháng đầu năm 2024, phân khúc bất động sản hạng sang chiếm khoảng 25% nguồn cung mới và đạt tỷ lệ hấp thụ ấn tượng 64%. Nhiều khách hàng thậm chí phải tranh nhau trả thêm tiền chênh lệch để sở hữu các sản phẩm giới hạn hoặc vị trí "vàng" trong dự án.