Dự án Usilk City và câu chuyện 16 năm "đắp chiếu" giữa lòng Hà Nội
Dự án Usilk City - một trong những dự án nổi bật của Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long, được khởi công từ năm 2008 với kỳ vọng biến nơi đây thành một khu đô thị sầm uất tại quận Hà Đông. Thế nhưng sau 16 năm, dự án trở thành một khu vực hoang vắng, nơi những tòa nhà cao tầng chỉ còn là di sản của những kế hoạch chưa thành hình.
Bài viết này thuộc series Những dự án bỏ hoang trên "đất vàng" Hà Nội
Giữa cơn sốt bất động sản, nhiều dự án chung cư, biệt thự trên "đất vàng" Hà Nội vẫn bị bỏ hoang suốt nhiều năm, thậm chí cả thập kỷ, gây lãng phí lớn thay vì trở thành khu dân cư, đô thị sầm uất, khang trang.
Theo tìm hiểu từ thực tế của Home Today, Công ty Sông Đà Thăng Long do ông Nguyễn Trí Dũng đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc và là người đại diện pháp luật, đã chính thức được thành lập vào năm 2006.
Tại quận Hà Đông (Hà Nội), công ty này được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) giao cho thực hiện 2 dự án lớn: Khu đô thị nhà ở Văn Khê và Khu đô thị Văn Khê mở rộng, hay còn gọi là Usilk City.
Dự án Usilk City được khởi công từ năm 2008, hứa hẹn sẽ là một tổ hợp 9 khối nhà chung cư cao tầng, với tổng cộng 2.800 căn hộ cao cấp cùng một loạt dịch vụ tiện ích công cộng hiện đại, tất cả với tổng mức đầu tư ấn tượng khoảng 10.000 tỷ đồng.
Thế nhưng, điều đáng buồn là sau nhiều năm triển khai, thay vì trở thành khu đô thị đáng sống, Usilk City lại rơi vào cảnh hoang tàn, được mệnh danh là một "nghĩa địa bất động sản" giữa lòng Hà Nội.
Hàng nghìn cư dân nhà đầu tư đã phải gánh chịu những hệ lụy nặng nề, sống trong lo âu và bức xúc kéo dài không hồi kết, khi giấc mơ về một cuộc sống đầy đủ tiện nghi trở thành một ký ức xa vời.
Theo thiết kế ban đầu, các tòa chung cư tại dự án có chiều cao từ 25 - 50 tầng.
Cụm tòa nhà 101, 102 và 103 đã được Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long bàn giao vào đầu năm 2016, mặc dù trước đó cam kết hứa hẹn sẽ hoàn tất vào năm 2013.
Song, các nhà tòa nhà khác vẫn "án binh bất động".
Giữa bức tranh ảm đạm, Usilk City đã tìm thấy một tia sáng mới khi vào cuối năm 2015, Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát Thủ đô, thành viên của Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest), tiếp nhận tòa CT2-105 và đổi tên thành HPC Landmark 105.
Đến tháng 3 năm 2017, UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt việc Sông Đà Thăng Long chuyển nhượng tòa CT2-105 Usilk City cho Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát, bao gồm một tòa nhà 50 tầng và khu vực tầng hầm nằm trong lô đất được chuyển nhượng.
Cuối năm 2018, chủ đầu tư đã chính thức bắt đầu quá trình bàn giao căn hộ cho khách hàng.
Hiện nay, các tòa nhà 106, 107, 108 và 109 đang trong tình trạng xây dựng dang dở, bỏ không suốt hơn 1 thập kỷ.
Các công trình 106, 107 đã dừng thi công hoàn toàn từ năm 2012 tới nay.
Trong suốt những năm qua, nhiều khách hàng đã không ngừng gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năng về chủ đầu tư Sông Đà Thăng Long liên quan đến dự án này.
Theo phản ánh của họ, từ năm 2009 - 2012, chủ đầu tư đã huy động hơn 4.000 tỷ đồng từ hàng nghìn khách hàng. Tuy nhiên, với việc đầu tư phân tán và không có trọng tâm, Sông Đà Thăng Long đã để quyền lợi của khách hàng tại dự án Usilk City bị lãng quên./.
Ngày 22/12/2023, Cục thuế Hà Nội đã đề xuất cấm xuất cảnh với ông Vũ Tiến Dũng - Giám đốc, đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long do doanh nghiệp này bị cưỡng chế thuế. Theo đó, Cục Thuế TP. Hà Nội đã có Thông báo số 89443/TB-CTHN-QLN gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Vũ Tiến Dũng - Giám đốc, đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long. Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long (Mã CK: STL), tiền thân là Công ty thuộc Tổng công ty Sông Đà, kinh doanh bất động sản, nông nghiệp, Farmstay. Đơn vị này đã bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn từ ngày 23/10/2023. |
Đọc thêm
Sau thời gian dài chững lại, bất động sản nghỉ dưỡng đang đứng trước cơ hội tái sinh nhờ sự bùng nổ của ngành du lịch và bán lẻ. Dù còn đối mặt nhiều thách thức, các chuyên gia tin rằng phân khúc này sẽ sớm tìm lại vị thế. Liệu đây có phải là thời điểm để bất động sản nghỉ dưỡng trở lại đường đua?
Báo cáo mới nhất từ Savills Việt Nam cho thấy, phân khúc nhà phố và biệt thự tầm giá 10 tỷ đồng đang thu hút mạnh người mua, dù giá bán đã giảm 28% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lượng giao dịch lại tăng 170%.
Giá chung cư tại Hà Nội đang trải qua một cơn "sốt" chưa từng thấy, khi mức giá tăng từ 3 tỷ lên 5,5 tỷ chỉ trong thời gian ngắn. Bà Hồ Thị Thu Mai - Giám đốc Nhà Ở Ngay Việt Nam, nhận định rằng sự bứt phá này bắt đầu từ tháng 8/2023, khi thị trường ghi nhận những biến động mạnh mẽ trước khi duy trì mức giá cao trong vài tháng qua.
Tin liên quan
Khởi công từ năm 2009 với kỳ vọng trở thành tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp tại vị trí đắc địa của Thủ đô, dự án Hattoco với vốn đầu tư 900 tỷ đồng vẫn chỉ là khung bê tông trơ trọi, gây thất vọng và đặt ra nhiều câu hỏi về tiến độ kéo dài suốt 15 năm.
Vicem Tower - tòa nhà cao 31 tầng, Trung tâm điều hành và Giao dịch Xi măng Việt Nam nhiều năm qua rơi vào tình trạng im lìm, nằm “trơ xương” trên mảnh đất vàng cạnh tòa nhà Keangnam (đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội).