VARS: Doanh nghiệp được phép mua đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại sẽ giúp người dân dễ dàng tiếp cận nhà ở
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
VARS cho rằng việc thí điểm cho phép nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm là một cơ chế đúng đắn.
Chính sách này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại đang bị "kẹt" vì không có yếu tố đất ở, mà còn góp phần tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường bất động sản trong thời gian "chờ" tổ chức phát triển quỹ đất của Nhà nước hoàn thiện năng lực và nguồn lực để phát triển quỹ đất, đáp ứng quy định của hành lang pháp lý mới.
Tuy nhiên, VARS cũng nhấn mạnh rằng quá trình chuyển đổi và nhận chuyển nhượng đất cần sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước. Thực tế, việc thỏa thuận với người dân có đất trong quy hoạch đất ở để làm nhà ở thương mại có thể gặp khó khăn bởi nhiều hộ dân không muốn chuyển đổi hoặc đưa ra mức giá chuyển nhượng quá cao.
Theo VARS: "Việc quy định theo hướng Nhà nước đóng vai trò là nhà cung cấp quỹ đất lớn nhất, để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua đấu giá hoặc đấu thầu sử dụng đất sẽ là giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo thị trường cân bằng trong dài hạn và nâng cao khả năng tiếp cận nhà ở cho người dân".
Đồng thời, tổ chức phát triển quỹ đất cần rà soát và bố trí các quỹ đất phù hợp với nhu cầu địa phương. Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình thu nhập thấp, Nhà nước nên dành riêng một phần quỹ đất để phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà giá rẻ và khu tái định cư. Các dự án này có thể triển khai thông qua đấu giá hoặc giao đất cho doanh nghiệp phát triển với các điều kiện đảm bảo giá cả hợp lý hơn.
VARS cũng đề xuất tạo lập quỹ đất đủ lớn cho nhà ở thương mại, qua đó tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để các doanh nghiệp cạnh tranh minh bạch.
Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia bình đẳng mà còn hạn chế đầu cơ, giảm áp lực chi phí đất đai. VARS nhận định rằng: "Minh bạch trong tiếp cận đất đai qua đấu giá, đấu thầu sẽ loại bỏ những doanh nghiệp năng lực yếu kém, đồng thời bảo vệ người dân khỏi các dự án 'tay không bắt giặc' gây chậm trễ".
Các dự án bất động sản lớn hơn được triển khai sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường, chỉnh trang bộ mặt đô thị, giảm áp lực hạ tầng công cộng ở trung tâm mà còn thúc đẩy kết nối giữa các khu vực trong thành phố. Hơn nữa, các khu đô thị được phát triển đồng bộ có thể tích hợp các yếu tố bền vững, hướng tới mục tiêu net-zero.
VARS khuyến nghị các doanh nghiệp nhỏ cần chiến lược linh hoạt hơn để tồn tại. Một số hướng đi có thể bao gồm tăng vốn từ các quỹ đầu tư, hợp tác với đối tác chiến lược, hoặc nhắm đến thị trường ngách với các dự án quy mô nhỏ, nhà giá rẻ hoặc nhà cho thuê, phù hợp với tiềm lực tài chính.
Cuối cùng, việc tạo ra một sân chơi minh bạch, cạnh tranh lành mạnh không chỉ giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho cả doanh nghiệp lẫn người dân./.
Đọc thêm
Nếu Mỹ tăng thuế nhập khẩu với hàng hóa Trung Quốc khi ông Trump tái đắc cử, làn sóng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam có thể sẽ tăng tốc. Điều này mở ra cơ hội lớn cho thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam hưởng lợi từ sự thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tại Diễn đàn Bất động sản Quốc gia 2024, ông Hà Nghiệm - Giám đốc Kinh doanh Batdongsan.com.vn cho biết, thị trường bất động sản Hà Nội đang chứng kiến "cơn sốt" tăng giá ấn tượng. Dù nhu cầu giao dịch không quá sôi động, mức giá vẫn liên tục lập kỷ lục, thu hút sự chú ý từ cả người mua nhà để ở và các nhà đầu tư.
Trung bình mỗi tháng, ngành kinh doanh bất động sản đem lại khoản doanh thu gần 22.600 tỷ đồng, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của TP.HCM trong 10 tháng năm 2024.
Tin liên quan
Ông Lê Đình Chung, Thành viên Tổ công tác Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, việc dùng dữ liệu từ 2 năm qua để xác định giá đất ở các thị trường bất động sản chưa hồi phục là bất hợp lý, vì có thể trùng với giai đoạn "nóng sốt". Điều này dễ dẫn đến việc định giá không phản ánh đúng tình hình thực tế hiện nay.
Trong buổi họp báo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) vừa diễn ra, vấn đề nóng xoay quanh vai trò của môi giới bất động sản trong việc tác động giá cả đã được đặt lên bàn thảo luận. Các chuyên gia nhấn mạnh vai trò của môi giới trong việc kết nối cung - cầu, thúc đẩy giao dịch và cho rằng chính chủ đầu tư mới là bên quyết định giá bán.
Mặc dù thị trường bất động sản Hà Nội đang đối mặt với nguồn cung khan hiếm, các phiên đấu giá đất vẫn ghi nhận mức giá trúng thầu cao ngất ngưởng. Theo VARS, lượng hồ sơ đăng ký đấu giá tăng bởi tâm lý đầu cơ mạnh mẽ và kỳ vọng về tiềm năng sinh lời cao. Nhiều người chấp nhận trả giá vượt giá trị thực, làm thị trường đấu giá đất Hà Nội ngày càng "nóng".
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.