Quy định về kinh phí bảo trì nhà chung cư: Thông tin chi tiết
Tìm hiểu các quy định về kinh phí bảo trì nhà chung cư, trách nhiệm đóng phí, cách sử dụng và quản lý quỹ bảo trì theo Luật để tránh các tranh chấp và rủi ro pháp lý.
Kinh phí bảo trì nhà chung cư là gì?
Kinh phí bảo trì nhà chung cư là khoản tiền mà chủ sở hữu căn hộ phải đóng để bảo trì, duy trì và sửa chữa phần sở hữu chung của chung cư.
Đây là quỹ dùng để đảm bảo các tiện ích chung, hệ thống kỹ thuật và cơ sở hạ tầng chung của tòa nhà luôn trong tình trạng hoạt động tốt, tránh những hư hỏng gây ảnh hưởng đến cư dân.
Tìm hiểu ngay các thông tin Quy định về kinh phí bảo trì nhà chung cư.
Quy định về kinh phí bảo trì nhà chung cư với phần sở hữu chung
Phí bảo trì chung cư với phần sở hữu chung được quy định tại Điều 108 Luật Nhà ở 2014 như sau:
(1) Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:
- Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác bán, cho thuê mua;
Khoản tiền này được tính vào tiền bán, tiền thuê mua nhà mà người mua, thuê mua phải đóng khi nhận bàn giao và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua;
- Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng,
Trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.
(2) Trường hợp kinh phí bảo trì quy định tại (1) mục này không đủ để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu.
(3) Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư trước ngày 01/7/2006 mà chưa thu kinh phí bảo trì phần sở hữu chung thì các chủ sở hữu nhà chung cư họp Hội nghị nhà chung cư để thống nhất mức đóng góp kinh phí này;
Mức đóng góp kinh phí có thể được nộp hằng tháng vào tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam do Ban quản trị nhà chung cư lập hoặc được đóng khi phát sinh công việc cần bảo trì.
(4) Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư sau ngày 01/7/2006 mà trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở không có thỏa thuận về kinh phí bảo trì thì chủ đầu tư phải đóng khoản tiền này;
Trường hợp trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở mà giá mua, giá thuê mua chưa tính kinh phí bảo trì thì chủ sở hữu thực hiện đóng khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy định tại (3) mục này.
(5) Trường hợp nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh mà phân chia được riêng biệt các khu chức năng khác nhau trong cùng một tòa nhà bao gồm:
- Khu chức năng căn hộ;
- Khu chức năng kinh doanh, dịch vụ
Và mỗi khu chức năng này có phần sở hữu chung được tách biệt với phần sở hữu chung của cả tòa nhà, được quản lý, vận hành độc lập thì chủ đầu tư và người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua việc phân chia tỷ lệ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung thành nhiều phần để quản lý, sử dụng theo quy định.
Kinh phí bảo trì nhà chung cư đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, tiện nghi và tuổi thọ của tòa nhà.
Việc tuân thủ quy định về thu và quản lý kinh phí bảo trì sẽ giúp duy trì chất lượng cuộc sống của cư dân, đồng thời tránh các tranh chấp và rủi ro pháp lý.