Savills: Đánh thuế bất động sản là giải pháp giúp bình ổn giá nhà
Theo Savills, thuế là một công cụ hữu hiệu mà nhiều quốc gia sử dụng để ổn định thị trường nhà ở, quản lý tài nguyên một cách hiệu quả và tăng cường nguồn thu ngân sách.
Giá nhà vượt tầm tay, hộ gia đình trung bình cần hơn 30 năm để mua nhà
Theo Savills, tình trạng khan hiếm nhà ở giá hợp lý không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà còn là vấn đề chung trên toàn thế giới.
Nghiên cứu mới đây của Savills Impacts chỉ ra rằng, nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp điều tiết thị trường để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường nhà ở, trong đó thuế là một công cụ phổ biến.
Bà Cao Thị Thanh Hương - Quản lý Cấp cao Bộ phận Nghiên cứu Savills, nhấn mạnh rằng thuế bất động sản là một công cụ tài chính thường xuyên được đưa ra bàn luận trong các khung pháp lý của nhiều quốc gia, đặc biệt tại những nước đang phát triển như Việt Nam.
"Hiện tại, chủ sở hữu bất động sản ở Việt Nam không phải đóng thuế tài sản, trong khi mức thuế/phí chuyển nhượng ở Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất thế giới", bà Hương chia sẻ.
Theo nghiên cứu của Savills Việt Nam, thị trường nhà ở tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung căn hộ giá hợp lý.
Thị phần phân khúc này đã giảm từ 60% năm 2016 xuống chỉ còn 35% vào năm 2024, và những căn hộ sơ cấp dưới 2 tỷ đồng hiện đã hoàn toàn biến mất khỏi thị trường.
"Giá sử có thể tiết kiệm tối đa 40% thu nhập mội tháng, một hộ gia đình thu nhập trung bình sẽ cần hơn 30 năm để có thể mua một căn nhà với điều kiện giá nhà không tiếp tục tăng. Nhưng với diễn biến gia tăng liên tục của của thị trường thì điều này là phi thực tế, khiến bất bình đẳng xã hội gia tăng và tiềm ẩn mầm mống bất ổn an sinh về lâu dài", bà Cao Thị Thanh Hương phân tích.
Đánh thuế bất động sản là giải pháp giúp điều tiết thị trường?
Trước thực trạng nhu cầu nhà ở xã hội tăng cao, người dân kỳ vọng vào những bước đi mạnh mẽ hơn từ phía Nhà nước.
TP.HCM đã đặt mục tiêu cung cấp 35.000 căn nhà ở xã hội vào năm 2025, trong khi Hà Nội hướng đến con số 8.000 căn. Theo bà Cao Thị Thanh Hương, các chính sách đã được điều chỉnh để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, đồng thời có thể cân nhắc các biện pháp như đánh thuế bất động sản thứ hai nhằm tối ưu hóa nguồn lực và điều tiết thị trường.
Ở góc độ lý thuyết, bà Hương cho rằng thuế bất động sản có 3 chức năng quan trọng. Trước tiên, nó tạo nguồn thu ngân sách để tái đầu tư vào các dự án an sinh xã hội. Thứ hai, thuế giúp kiểm soát tài nguyên quốc gia thông qua việc yêu cầu các hộ gia đình có thu nhập cao phải đóng góp tài chính tương ứng với lượng tài nguyên (nhà - đất) mà họ sử dụng.
Cuối cùng, so với các loại thuế khác như thuế doanh nghiệp, thuế bất động sản dễ thực thi hơn vì tài sản là thứ không thể trốn tránh và không chịu sự ràng buộc của các hiệp định quốc tế, giúp chính phủ dễ dàng hoạch định nguồn thu.
Theo bà, các chủ sở hữu bất động sản ở Việt Nam hiện nay không phải chi trả thuế tài sản trong khi khung thuế, phí chuyển nhượng cũng thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Trong bối cảnh đó, việc chính phủ cân nhắc áp dụng các biện pháp bình ổn, điều tiết thị trường như đánh thuế bất động sản thứ hai sẽ là giải pháp hạ nhiệt giá nhà. So với các sắc thuế chủ lực khác như thuế doanh nghiệp, thuế bất động sản không cần cạnh tranh hay bị giới hạn bởi các hiệp định quốc tế.
Đồng tình quan điểm về đánh thuế bất động sản, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam khẳng định hiện nay hệ thống pháp luật vẫn chưa có các chế tài đủ mạnh để kiểm soát và ngăn chặn hoạt động đầu cơ, găm đất đẩy giá.
Ông Đính cho rằng, tình trạng mua bán và sang tay không kiểm soát chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra các cơn sốt đất tại nhiều địa phương. Các nhà đầu cơ thường mua đất rồi bỏ hoang, chờ giá tăng hoặc cố tình tạo ra sự khan hiếm nhằm đẩy giá lên cao để kiếm lời.
"Việc nghiên cứu áp thuế bất động sản là cần thiết, giúp cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng an toàn và khuyến khích việc sử dụng bất động sản hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế", ông Đính nhấn mạnh.
Dù vậy, các chuyên gia cũng thừa nhận rằng, từ việc đề xuất đến thực thi đánh thuế tài sản là một chặng đường không hề dễ dàng.
"Để thực hiện áp thuế tài sản, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công cụ tính thuế, đặc biệt là minh bạch và số hóa toàn bộ dữ liệu bất động sản dân cư trở thành rào cản lớn nhất, cần nguồn tài chính lớn, sự quyết liệt tới cùng và công tác phối hợp lâu dài của liên bộ chức năng", vị chuyên gia Savills khuyến nghị.
Theo bà, xác định giá trị giao dịch chính xác, minh bạch hóa các giao dịch và quyền sở hữu là những thách thức khó khăn.
Ngoài ra, mức thuế hợp lý cũng là một bài toán khó, vì phải đảm bảo vừa giúp tăng nguồn thu ngân sách vừa không làm kìm hãm sự phát triển của thị trường bất động sản, một ngành liên kết mật thiết với nhiều lĩnh vực kinh tế khác./.
Tháng 9 vừa qua, Bộ Xây dựng đã có Công văn 5333/BXD-QLN gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo tình hình giá bất động sản. Theo đó, cơ quan này cho biết sẽ nghiên cứu, đề xuất chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời. Đề xuất của Bộ Xây dựng được đưa ra trong bối cảnh giá bất động sản, nhà ở liên tục tăng mạnh từ đầu năm đến nay. |
Đọc thêm
Nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng diện tích tách thửa ở Hà Nội sẽ tạo thêm áp lực cho thị trường bất động sản, khiến người thu nhập thấp càng khó tiếp cận nhà ở. Điều này có thể đẩy mạnh dòng tiền vào phân khúc chung cư, làm giá cả tiếp tục tăng cao.
Việc TP.HCM áp dụng bảng giá đất mới đang gây tác động lớn đến thị trường bất động sản, không chỉ khiến chi phí đầu tư tăng cao mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình triển khai các dự án. Đặc biệt, những dự án đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi kế hoạch phát triển của doanh nghiệp bị xáo trộn.
Bảng giá đất điều chỉnh của TP.HCM sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 31/10, với mức cao nhất lên đến 687,2 triệu đồng/m2 tại 3 tuyến đường trung tâm, trong khi mức thấp nhất là 2,3 triệu đồng/m2 tại huyện Cần Giờ.
Tin liên quan
Theo báo cáo từ CBRE, giá bán trung bình chung cư tại Hà Nội trong quý III/2024 tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng. Tại thị trường sơ cấp, giá đạt 64 triệu đồng/m2, trong khi ở thị trường thứ cấp, mức giá duy trì đà tăng, lên tới 46 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT và phí bảo trì).
Bảng giá đất điều chỉnh của TP.HCM sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 31/10, với mức cao nhất lên đến 687,2 triệu đồng/m2 tại 3 tuyến đường trung tâm, trong khi mức thấp nhất là 2,3 triệu đồng/m2 tại huyện Cần Giờ.
Việc TP.HCM áp dụng bảng giá đất mới đang gây tác động lớn đến thị trường bất động sản, không chỉ khiến chi phí đầu tư tăng cao mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình triển khai các dự án. Đặc biệt, những dự án đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi kế hoạch phát triển của doanh nghiệp bị xáo trộn.
Bài mới
Ông Lê Đình Chung, Thành viên Tổ công tác Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, việc dùng dữ liệu từ 2 năm qua để xác định giá đất ở các thị trường bất động sản chưa hồi phục là bất hợp lý, vì có thể trùng với giai đoạn "nóng sốt". Điều này dễ dẫn đến việc định giá không phản ánh đúng tình hình thực tế hiện nay.
Trong bối cảnh nhu cầu nhà liền thổ tăng mạnh, giới đầu tư có xu hướng săn tìm sản phẩm tiềm năng với vốn ban đầu chỉ từ 3 tỷ đồng và cam kết lợi nhuận hấp dẫn. Dự án phía Đông Thủ đô hiện là điểm đến được ưa chuộng hàng đầu bởi quy hoạch bài bản, tiện ích đẳng cấp, chính sách hấp dẫn, đảm bảo sinh lời bền vững.
Tỉnh này đang nhanh chóng trở thành "thiên đường du lịch mới" với sự phát triển mạnh mẽ của các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Tính đến quý III/2024, tỉnh đã thu hút 44 dự án với tổng diện tích lên tới 447,4 ha và tổng mức đầu tư 63.547 tỷ đồng. Những tên tuổi lớn như Hòa Phát, VSIP và Becamex đang dẫn đầu trong việc đổ nguồn vốn "khủng" vào phát triển thị trường này.