Thủ tục chuyển đổi đất LNK sang đất ở như thế nào?
Khi đã xác định đất LNK thuộc khu vực có thể chuyển đổi sang đất ở thì hộ gia đình/cá nhân phải chuẩn bị hồ sơ và nộp lên cơ quan có thẩm quyền để xin phép.
Hồ sơ để chuyển đổi đất LNK sang đất ở
Khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT – BTNMTcó nêu rõ, hộ gia đình/cá nhân muốn chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở thì cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ gồm:
-
Đơn xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng của đất;
-
Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất/giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cùng tài sản khác gắn liền với đất;
-
Sổ hộ khẩu, Căn cước công dân/CMND.
Quy trình nộp, giải quyết hồ sơ chuyển đổi đất LNK là gì?
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thì bạn cần tiến hành những bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền đó là Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thông báo số tiền phải nộp.
Bước 3: Tiến hành nộp phí chuyển đổi đất LNK.
Bước 4: Chờ kết quả.
Chuyển đổi đất LNK sang đất ở bao nhiêu tiền?
Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ – CP có quy định, khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng với mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp ở thời điểm có quyết định chuyển đổi mục đích của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cụ thể cách tính phí chuyển đổi đất LNK sang đất ở như sau:
Tiền sử dụng đất phải nộp = Tiền sử dụng theo giá đất ở – Tiền sử dụng theo giá đất nông nghiệp
Trên đây là thông tin về thủ tục, chi phí chuyển đổi đất LNK sang đất ở. Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp ích cho bạn khi có ý định chuyển đổi đất LNK sang đất ở.
Đọc thêm
Đất vườn là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực bất động sản và nông nghiệp, đặc biệt là tại các vùng nông thôn ở Việt Nam. Vậy đất vườn là gì?
Trong lĩnh vực bất động sản và quy hoạch đất đai, khái niệm "đất 03" thường được nhắc đến khi đề cập đến các loại đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp tại Việt Nam.
Đất giồng là nơi có địa hình tương đối cao hơn các vùng ven biển khác, dao động từ <1m đến ~4m so với mực nước biển, nên thoát nước dễ dàng trong mùa mưa và dễ bị khô hạn vào mùa nắng.
Tin liên quan
Nắm được 4 loại đất nền cần tránh khi có dự định và kế hoạch đầu tư bất động sản dưới đây để tránh tiền mất tật mang, đầu tư nhầm chỗ.
Đất nền là những lô đất nguyên vẹn, chưa có bất kỳ sự tác động nào từ con người như: đào bới, san lấp hay khởi công xây dựng,…
Đất CLN là gì? Đặc điểm của đất CLN như thế nào? Cần lưu ý gì về các quy định, thời hạn sử dụng đất CLN? Tìm hiểu ngay bằng những thông tin tham khảo dưới đây: