Trách nhiệm sửa chữa nhà chung cư khi đã hết thời hạn bảo hành như thế nào?
Bảo hành nhà chung cư nhằm đảm bảo sự hoạt động an toàn của công trình theo thiết kế. Đây là khâu quan trọng để duy trì chất lượng, tăng độ bền, giảm chi phí vận hành.
Nội dung bảo hành chung cư bạn cần biết
Tại khoản 3 Điều 85 Luật Nhà ở 2014 có quy định về các nội dung bảo hành nhà ở. Theo như quy định này, nội dung bảo hành nhà chung cư sẽ bao gồm:
-
Sửa chữa và khắc phục những hư hỏng của khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, hư hỏng cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát, hệ thống cung cấp điện sinh hoạt, hệ thống cung cấp chất đốt, hệ thống cung cấp điện chiếu sáng, hư hỏng bể phốt, hệ thống thoát nước thải và chất thải sinh hoạt;
-
Khắc phục các trường hợp như nghiêng, nứt, sụt, lún;
-
Khắc phục và sửa chữa những nội dung khác đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê nhà ở chung cư;
-
Đối với những thiết bị khác gắn với nhà ở thì bên bán, bên cho thuê mua nhà chung cư (chủ đầu tư) sẽ thực hiện sửa chữa, thực hiện thay thế đúng theo quy định.
Lưu ý: Các bên cho thuê, bán căn hộ chung cư khi thực hiện bàn giao nhà thì cần phải có biên bản nghiệm thu căn hộ để làm bằng chứng xác nhận cũng như thuận tiện trong việc thực hiện vấn đề bảo hành đúng quy định, thời hạn căn hộ sau khi bàn giao.
Trách nhiệm sửa chữa khi đã hết thời hạn bảo hành chung cư
Căn cứ theo quy định trên, nếu như hư hỏng nhà chung cư mà còn trong thời gian bảo hành, trách nhiệm sửa chữa sẽ thuộc về bên bán, bên cho thuê căn hộ nhà chung cư (chủ đầu tư). Bên bán và bên cho thuê mua nhà ở chung cư có quyền yêu cầu tổ chức/cá nhân thi công xây dựng, cung ứng những thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành.
Đối với trường hợp hết hạn bảo hành, nếu xảy ra hư hỏng thì trách nhiệm sửa chữa, khắc phục sẽ thuộc về chủ sở hữu căn hộ chung cư. Tuy nhiên, nếu việc hư hỏng xảy ra mà do đơn vị thi công không đảm bảo về chất lượng thì chủ sở hữu căn hộ và đơn vị thi công sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đúng theo quy định tại khoản 6 Điều 29 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
Theo khoản 6 Điều 29 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP, nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng các công trình, nhà thầu thi công xây dựng các công trình và nhà thầu cung ứng các thiết bị công trình cùng các nhà thầu khác mà có liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng đối với các phần công việc do mình thực hiện (kể cả sau thời gian bảo hành).
Mặc dù vậy, trong mọi trường hợp, nếu như nhà chung cư xảy ra hư hỏng mà lỗi do chủ sở hữu nhà chung cư (bên mua) thì sẽ căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 29 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP nhà thầu thi công xây dựng hoàn toàn có quyền từ chối bảo hành trong trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không phải là do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc là do nhiều nguyên nhân bất khả kháng. Cùng với đó, căn cứ theo Điều 605 của Bộ Luật Dân sự 2015, chủ sở hữu nhà chung cư sẽ phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình đó nếu có gây thiệt hại cho người khác.
Đọc thêm
Đại hội ban quản trị chung cư cần sự tham gia tích cực của cư dân và tuân thủ các quy định pháp luật để đảm bảo tính minh bạch, dân chủ, hiệu quả.
Lập ban quản trị chung cư là việc làm cần thiết tại các khu đô thị/nhà chung cư hiện nay. Tuy nhiên, cần đảm bảo những điều kiện nhất định để BQT chung cư được công nhận đúng luật.
Thời hạn và trách nhiệm bảo hành chung cư là vấn đề mà cư dân cần nắm rõ. Vậy, trường hợp nào được và không được bảo hành chung cư?
Tin liên quan
Bảo hành chung cư là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các cư dân sống tại đó. Vậy, pháp luật quy định thế nào về thời hạn, trách nhiệm nêu trên.
Ban quản trị chung cư là tổ chức đại diện cho quyền lợi của cư dân trong việc quản lý, vận hành và bảo trì chung cư. Vậy ban quản trị chung cư được thành lập như thế nào?
Thời hạn và trách nhiệm bảo hành chung cư là vấn đề mà cư dân cần nắm rõ. Vậy, trường hợp nào được và không được bảo hành chung cư?