Vicem tiếp tục lỗ lớn 1.402 tỷ đồng, dự án tháp 31 tầng bỏ hoang gần Keangnam vẫn là “gánh nặng”
Dự án tháp Vicem 31 tầng gần Keangnam, Hà Nội, sau nhiều năm đình trệ vẫn không thể hoàn thiện, gây áp lực tài chính nặng nề cho công ty. Mặc dù các công ty trực thuộc Bộ Xây dựng đạt lợi nhuận vượt kế hoạch, chỉ riêng VICEM lại ghi nhận lỗ lớn 1.402 tỷ đồng trong năm 2024, tiếp tục đối mặt với khó khăn chưa thể giải quyết.
Bài viết này thuộc series Những dự án bỏ hoang trên "đất vàng" Hà Nội
Giữa cơn sốt bất động sản, nhiều dự án chung cư, biệt thự trên "đất vàng" Hà Nội vẫn bị bỏ hoang suốt nhiều năm, thậm chí cả thập kỷ, gây lãng phí lớn thay vì trở thành khu dân cư, đô thị sầm uất, khang trang.
Tháp Vicem, tòa nhà 31 tầng gần Keangnam tại Hà Nội, đã bỏ hoang suốt nhiều năm. Dự án được khởi công từ năm 2011, với tổng mức đầu tư ban đầu là 1.951 tỷ đồng, nhưng đã phải điều chỉnh lên 2.743 tỷ đồng vào năm 2011.
Dự án được kỳ vọng là trụ sở làm việc của Vicem và các đơn vị thành viên, cùng với hội trường và dịch vụ thương mại. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành phần móng và kết cấu ngầm, dự án bị đình trệ từ tháng 8/2015 đến nay.
Mặc dù Vicem đã nhiều lần xin phép Bộ Xây dựng tìm đối tác để chuyển nhượng dự án, nhưng quá trình chuyển nhượng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc pháp lý, cùng tình hình thị trường bất động sản trầm lắng. Vì vậy, công ty này đã tiếp tục xin phép được hoàn thiện và đầu tư tiếp vào dự án.
Tháng 8/2016, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng và được chấp thuận chủ trương cho phép Vicem chuyển nhượng dự án tháp Vicem vào tháng 3/2017.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét của Vicem trong 6 tháng đầu năm 2022, công ty này ghi nhận chi phí xây dựng dở dang lên đến gần 2.588 tỷ đồng, trong đó dự án tháp Vicem chiếm phần lớn với 774 tỷ đồng. Dù doanh nghiệp báo lãi tổng thể, nhưng tháp Vicem vẫn là một gánh nặng tài chính lớn chưa thể giải quyết.
Dù các công ty khác thuộc Bộ Xây dựng đã ghi nhận kết quả tích cực, Vicem vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong việc xử lý tài sản và hoàn thành các dự án đầu tư, điển hình là dự án tháp Vicem chưa thể khai thác sau nhiều năm trì hoãn.
Cụ thể, theo báo cáo từ Bộ Xây dựng, chỉ riêng Vicem - công ty chủ quản của dự án tháp Vicem, dù đã điều chỉnh kế hoạch lỗ giảm 177,5 tỷ đồng so với mức dự báo ban đầu vẫn ghi nhận lỗ lớn 1.402,2 tỷ đồng.
Theo báo cáo này, tổng giá trị sản xuất kinh doanh của các tổng công ty trực thuộc Bộ trong năm 2024 ước đạt 54.587 tỷ đồng, đạt 95,32% kế hoạch năm 2024 và 92,29% so với thực hiện năm 2023.
Doanh thu của các tổng công ty ước đạt 52.284 tỷ đồng, bằng 97,7% kế hoạch năm và 95,93% so với năm trước.
Cụ thể, các công ty mẹ của các tổng công ty ghi nhận doanh thu 15.194 tỷ đồng, vượt 104,86% kế hoạch năm 2024 và tăng 1,73% so với năm 2023.
Lợi nhuận vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Cụ thể, các công ty ước lãi 652,28 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch đã đề ra là bị lỗ 4,43 tỷ đồng; trong đó, các công ty mẹ lãi 1.650 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra là lãi 1.492 tỷ đồng.
Trong đó, kết quả thực hiện/kế hoạch năm 2024 của 5 tổng công ty như Viglacera, Hancorp, Lilama, HUD, COMA đều ghi nhận lợi nhuận vượt kế hoạch.
Cụ thể: Tổng công ty Viglacera lãi 1.500 tỷ đồng/1.110 tỷ đồng; Tổng công ty Hancorp lãi 84,25 tỷ đồng/82,6 tỷ đồng; Tổng công ty Lilama lãi 70,6 tỷ đồng/45 tỷ đồng; Tổng công ty HUD lãi 386 tỷ đồng/334 tỷ đồng; Tổng công ty COMA lãi 14,15 tỷ đồng/3,7 tỷ đồng.
Điểm đáng chú ý, riêng kết quả thực hiện/kế hoạch năm 2024 của VICEM ghi nhận lỗ so với kế hoạch: Tổng công ty Vicem lỗ 1.402,2 tỷ đồng/lỗ 1.579,7 tỷ đồng (giảm lỗ so với kế hoạch là 177,5 tỷ đồng)./.
Đọc thêm
Vicem Tower - tòa nhà cao 31 tầng, Trung tâm điều hành và Giao dịch Xi măng Việt Nam nhiều năm qua rơi vào tình trạng im lìm, nằm “trơ xương” trên mảnh đất vàng cạnh tòa nhà Keangnam (đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội).
Trong bối cảnh giá bất động sản tăng cao, hàng loạt dự án từng bị bỏ hoang nhiều năm tại Hà Nội đang bất ngờ tái khởi động và chào bán trở lại với mức giá cao hơn gấp rưỡi hoặc thậm chí gấp đôi trước đây.
Thông tin mở bán nhà, dự án BĐS, đấu giá ngày13/12 có các thông tin nổi bật sau: Ra mắt Him Lam Boulevard, nơi có vị trí đẹp tại cửa ngõ Thủ đô; Những hạ tầng tạo sức bật cho phân khu Sông Town;...
Tin liên quan
Thời gian gần đây, thị trường bất động sản Hà Nội chứng kiến sự tăng giá "nóng" của biệt thự và nhà liền kề, một hiện tượng xuất phát từ việc giá chung cư đang bị đẩy lên mức cao kỷ lục.
Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, giá bán chung cư trong quý III tiếp tục leo thang, đặc biệt ở một số khu vực tăng cục bộ từ 35% đến 40% tùy vị trí so với quý trước.
Giá nhà tăng đột biến thời gian qua đến từ 3 nguyên nhân: Lệch pha cung - cầu, chi phí đầu tư tăng cao và thị trường bất động sản có tình trạng đẩy giá, thổi giá.
Bài mới
Văn Phú Invest rút khỏi dự án khu đô thị 8.500 tỷ đồng tại Đồng Nai; Quận Hoàng Mai (Hà Nội) dự kiến sẽ thu hồi hơn 1.400m2 liên quan đến 24 thửa đất để nâng cấp, mở rộng đường Lĩnh Nam; Sắp đấu giá hơn 200 lô đất tại Hà Nam, khởi điểm thấp nhất 41 triệu đồng/lô... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (18/1).
Bầu Hiển thưởng đậm cho Duy Mạnh, Thành Chung, Hai Long… tại Lễ tuyên dương, khen thưởng vận động viên Hà Nội đạt thành tích xuất sắc tại Giải Vô địch bóng đá Đông Nam Á - ASEAN Cup 2024.
Chiều 16/1, tại Hải Phòng, hai dự án trọng điểm của Tổng Công ty PTĐT Kinh Bắc là Dự án Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát cùng với Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tràng Duệ 3 được trao giấy chứng nhận đầu tư, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Chính phủ, các Bộ TW và thành phố Hải Phòng.
Thời gian qua, một số website và môi giới rầm rộ quảng cáo dự án Legacy Alpha Valley tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc với nhiều lời hứa hấp dẫn. Tuy nhiên, cơ quan quản lý khẳng định dự án này chỉ phục vụ cho các chuyên gia và lao động tại khu công nghệ cao, không phải dự án nhà ở thương mại như quảng bá. Người dân cần thận trọng để tránh "tiền mất, tật mang".