Giá nhà tăng đột biến: Bộ Xây dựng tung giải pháp chặn đứng nguy cơ "bong bóng" bất động sản
Giá nhà tăng đột biến thời gian qua đến từ 3 nguyên nhân: Lệch pha cung - cầu, chi phí đầu tư tăng cao và thị trường bất động sản có tình trạng đẩy giá, thổi giá.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024 do Văn phòng Chính phủ vừa tổ chức ngày 7/10, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đã giải đáp câu hỏi của báo chí về việc giá nhà ở tại một số thành phố lớn đang tăng đột biến, có dấu hiệu ảo, mặc dù thị trường giao dịch chưa thực sự sôi động.
Cùng với đó, Bộ Xây dựng được yêu cầu đưa ra các giải pháp để đưa bất động sản về giá trị thực, tránh hiện tượng "bong bóng" và giúp những người có nhu cầu thực sự có thể mua được nhà.
Theo đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết, nguyên nhân giá bất động sản tăng cao đột biến do 3 nguyên nhân chính.
Một là, do lệch pha cung - cầu, tức là nguồn cầu lớn hơn nguồn cung quá nhiều.
Hai là, tình trạng đẩy giá, thổi giá. Cụ thể, vừa qua tại Hà Nội và một số địa phương thực hiện đấu giá đất, người mua đẩy giá lên cao, nhưng sau đó bỏ cọc.
Ba là, chi phí đầu tư, đầu vào của bất động sản bị tăng cao, từ chi phí đầu tư xây dựng, sử dụng đất.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, để giải quyết 3 nguyên nhân trên, về xử lý hành vi thao túng thị trường, thổi giá, Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Cạnh tranh, Luật Đất đai, và đặc biệt Luật Kinh doanh bất động sản 2023… đã có nhiều điều khoản quy định rõ ràng.
Đồng thời, để kịp thời chấn chỉnh hiện trạng đấu giá quyền sử dụng đất, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 với các yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 5333/BXD-QLN ngày 18/9/2024 về việc "phân tích cơ cấu giá thành, giá bán, nguyên nhân tăng giá bất động sản và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm giá nhà ở, đất ở và ổn định thị trường bất động sản" gửi Văn phòng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Văn bản số 5155/BXD-QLN ngày 06/9/2024 về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản gửi UBND các tỉnh, thành phố. Trong đó, Bộ Xây dựng đã đề xuất các giải pháp, cũng như kiến nghị các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố triển khai 6 nhiệm vụ, giải pháp bao gồm:
Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ tại Công điện số 82/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực thi các quy định của pháp luật liên quan đến các dự án, chủ đầu tư, đơn vị môi giới có hiện tượng thổi giá, trục lợi; có biện pháp ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm (nếu có).
Thứ ba, đề nghị các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy mạnh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư, giải phóng mặt bằng, xác định tiền sử dụng đất… nhằm bảo đảm nguồn cung cho thị trường (nhằm cân bằng cung cầu tại một số thành phố lớn đặc biệt như tại Hà Nội và TP.HCM).
Thứ tư, các tỉnh, thành phố thường xuyên tổ chức công bố, công khai thông tin về thị trường bất động sản, các chương trình, kế hoạch phát triển khu đô thị, nhà ở, các dự án bất động sản được phê duyệt, các dự án đầu tư đáp ứng điều kiện huy động vốn theo quy định pháp luật, nhằm bảo đảm minh bạch thông tin thị trường, ngăn chặn các hiện tượng gian lận, lừa đảo trong kinh doanh bất động sản.
Thứ năm, Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, thí điểm mô hình "Trung tâm giao dịch bất động sản và giao dịch quyền sử dụng đất do Nhà nước quản lý" nhằm hạn chế rủi ro về giá và pháp lý cho người mua.
Thứ sáu, kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành chính sách thu thuế phù hợp nhằm hạn chế tình trạng nhà, đất đã được mua, bán, nhưng bỏ hoang, không sử dụng gây lãng phí nguồn lực xã hội./.
Đọc thêm
Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu việc đánh thuế với người sở hữu nhiều nhà đất để giúp thị trường bất động sản minh bạch, bền vững, theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhấn mạnh rằng, đã đến thời điểm cần thiết phải cải cách hệ thống thuế bất động sản để giải quyết vấn đề giá nhà đất ngày càng tăng cao.
Hoạt động quản lý đào tạo, thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản còn lỏng lẻo, giáo trình lỗi thời, giảng viên thiếu kinh nghiệm… khiến nhiều khóa học trở nên kém hiệu quả.
Theo Bộ Xây dựng, các địa phương cần chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng quá trình đấu giá để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật. Đồng thời, cần kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và ngăn chặn tình trạng lợi dụng đấu giá để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.
Tin liên quan
Ghi nhận của chúng tôi sau buổi đấu giá đất kỷ lục trên ở Thanh Oai cho thấy, khu đất vừa được đem ra đấu giá và gây “sốt” cho giới đầu tư bất động sản Hà Nội có vị trí tiếp giáp với đường liên xã Bình Minh - Thanh Cao. Một bên là khu dân cư thưa thớt với ao, hồ vây quanh và một bên là cánh đồng bỏ hoang.
Bối cảnh bất động sản phía Tây liên tục tăng giá tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nhà đầu tư. Điều này không chỉ phản ánh sự phát triển của khu vực mà còn dẫn đến những quyết định vội vàng từ nhiều người mua. Rất nhiều cư dân và nhà đầu tư cảm thấy áp lực phải hành động nhanh chóng, từ đó nảy sinh lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn.
Bài mới
Ông Lê Đình Chung, Thành viên Tổ công tác Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, việc dùng dữ liệu từ 2 năm qua để xác định giá đất ở các thị trường bất động sản chưa hồi phục là bất hợp lý, vì có thể trùng với giai đoạn "nóng sốt". Điều này dễ dẫn đến việc định giá không phản ánh đúng tình hình thực tế hiện nay.
Trong bối cảnh nhu cầu nhà liền thổ tăng mạnh, giới đầu tư có xu hướng săn tìm sản phẩm tiềm năng với vốn ban đầu chỉ từ 3 tỷ đồng và cam kết lợi nhuận hấp dẫn. Dự án phía Đông Thủ đô hiện là điểm đến được ưa chuộng hàng đầu bởi quy hoạch bài bản, tiện ích đẳng cấp, chính sách hấp dẫn, đảm bảo sinh lời bền vững.
Tỉnh này đang nhanh chóng trở thành "thiên đường du lịch mới" với sự phát triển mạnh mẽ của các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Tính đến quý III/2024, tỉnh đã thu hút 44 dự án với tổng diện tích lên tới 447,4 ha và tổng mức đầu tư 63.547 tỷ đồng. Những tên tuổi lớn như Hòa Phát, VSIP và Becamex đang dẫn đầu trong việc đổ nguồn vốn "khủng" vào phát triển thị trường này.
Nhờ dòng FDI ổn định và hạ tầng phát triển, thị trường bất động sản Việt Nam thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư ngoại vào nhiều phân khúc. Báo cáo quý III/2024 từ Savills cho thấy, Việt Nam với nền kinh tế vững mạnh đã trở thành một điểm sáng tại châu Á - Thái Bình Dương, lôi cuốn sự chú ý của các "ông lớn" ngoại vào lĩnh vực như nhà ở, công nghiệp và bán lẻ.