Cơn sốt "trả mặt bằng" lan rộng, hàng loạt quán ăn, cà phê đóng cửa
Starbucks, McDonald's và nhiều thương hiệu lớn khác đã bất ngờ "rời bỏ" những vị trí đắc địa tại TP.HCM, để lại những mặt bằng "vàng" trống trơn. Việc nhiều thương hiệu lớn đồng loạt trả lại mặt bằng cho thấy thị trường F&B đang đối mặt với nhiều khó khăn.
2024 có thể xem là năm không mấy dễ dàng của toàn nền kinh tế nói chung, và các đơn vị kinh doanh nói riêng. Đặc biệt với lĩnh vực F&B, trong khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm do suy thoái kinh tế, thì giá thuê đất lại tăng cao khiến nhiều bên phải bỏ mặt bằng.
Có thể kể đến một ví dụ điển hình là Starbucks Reserve việc chấm dứt hợp đồng tại “đất vàng” 11-13 Hàn Thuyên sau 7 năm gắn bó.
Starbucks Reserve có mặt đã hơn 7 năm tại vị trí 11-13 Hàn Thuyên và nơi đây là điểm đến yêu thích của nhiều tín đồ cà phê. Tuy nhiên, sau 7 năm gắn bó, Starbucks Reserve đã chấm dứt hợp đồng tại khu “đất vàng” này từ ngày 26/8/2024 trong khi việc kinh doanh của đơn vị tại đây vẫn rất nhộn nhịp.
Nguyên nhân chính khiến Starbucks phải đóng cửa và trả lại mặt bằng là do không thương thảo, thống nhất được giá thuê với chủ nhà.
Sau gần 6 tháng trả lại mặt bằng, chủ sở hữu của khu đất này vẫn chưa thể tìm được người thuê mới, “đất vàng” vẫn bị bỏ trống.
Theo thông tin từ các trang bất động sản, giá cho thuê mới là 30.000 USD/tháng (khoảng 757 triệu đồng/tháng), tương đương 9 tỷ đồng/năm (tăng hơn 600 triệu đồng/năm so với giá thuê cũ). Thậm chí, chủ mặt bằng còn rao bán “đứt” luôn khu đất với giá 630 tỷ đồng, tương đương 3 tỷ/m2.
Việc tăng giá đã khiến chủ nhà "tuột mất" khoảng 3,6 tỷ đồng (theo mức giá thuê cũ) trong suốt 6 tháng bỏ trống mặt bằng.
Không chỉ riêng Starbucks, hai thương hiệu lớn khác như McDonald’s và Burger King cũng đã trả lại “mặt bằng vàng” ở trung tâm TP.HCM.
Những tưởng làn sóng trên dừng lại khi thị trường bước vào cao điểm tụ tập, mua sắm. Mặc dù thị trường chuẩn bị bước vào cao điểm Tết Nguyên Đán, nhưng tình trạng bất ngờ đóng cửa, trả mặt bằng tại hàng loạt cửa hàng, quán ăn vẫn tiếp tục diễn ra tại TP.HCM.
Nhiều cửa hàng quán ăn tại các khu vực như đường Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp và các tuyến phố ẩm thực nổi tiếng như Phan Xích Long, quận Phú Nhuận, cũng bất ngờ đóng cửa.
Chẳng hạn, Thai Express, một nhà hàng bán đồ ăn Thái tại đường Phan Xích Long, đã đóng cửa mà không rõ lý do. Các quán lẩu, chè và đồ ăn Thái, Nhật Bản cũng đóng cửa và treo biển cho thuê lại.
Ngay cả các chuỗi cà phê nổi tiếng như Tiệm trà Tháng 4, từng là điểm check-in yêu thích của giới trẻ TP.HCM, cũng thông báo đóng cửa sau ngày 25/12, khép lại hành trình 5 năm của thương hiệu tại chi nhánh trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3. Tiệm trà này cũng đã đóng cửa 2 chi nhánh khác tại quận Phú Nhuận và quận 10.
Một thương hiệu cà phê khác, Monkey in Black, sau 10 năm hoạt động, cũng tuyên bố đóng cửa chi nhánh cuối cùng tại đường Sư Vạn Hạnh, quận 10.
Đặc biệt, người sáng lập chuỗi cà phê Monkey in Black, Trần Thanh Tùng, đã chia sẻ trên trang cá nhân rằng chưa có ý định tiếp tục mở thêm các thương hiệu F&B do lĩnh vực này quá khó khăn, với biên lợi nhuận mỏng so với các lĩnh vực khác mà anh Tùng đang tham gia hoạt động.
Những trường hợp điển hình này là những dẫn chứng cụ thể phản ánh sự khó khăn của ngành F&B trong bối cảnh kinh tế suy thoái và chi phí mặt bằng cao, khiến không ít thương hiệu phải đóng cửa hoặc rút lui khỏi các "địa điểm vàng"./.
Đọc thêm
UBND TP. Hà Nội vừa ký quyết định giao hơn 154.000m2 đất tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì để thực hiện dự án xây dựng khu di dân phục vụ giải phóng mặt bằng. UBND huyện Thanh Trì sẽ xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hoàn thiện các công trình tái định cư trong khu vực.
Giá thuê mặt bằng tại TP.HCM liên tục tăng cao trong những năm qua, đặc biệt tại các trung tâm thương mại đắc địa. Dù vậy, các địa điểm này vẫn luôn được săn đón bởi cả những thương hiệu mới gia nhập thị trường và các thương hiệu lâu năm.
Theo báo cáo từ CBRE, giá bán trung bình chung cư tại Hà Nội trong quý III/2024 tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng. Tại thị trường sơ cấp, giá đạt 64 triệu đồng/m2, trong khi ở thị trường thứ cấp, mức giá duy trì đà tăng, lên tới 46 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT và phí bảo trì).
Tin liên quan
Mặt bằng này tọa lạc tại 325 Lý Tự Trọng, quận 1 (TP.HCM). Theo thông tin từ các môi giới bất động sản, giá thuê dao động từ 700-750 triệu đồng/tháng. Hiện tại, mặt bằng này đang được cho thuê để phục vụ kinh doanh rau củ.
Cách đây mấy ngày đọc bài viết về việc Starbuck Hàn Thuyên đóng cửa, mình cứ tưởng phóng viên đánh máy nhầm (757 triệu/ năm mà gõ nhầm là 757 triệu/ tháng).
Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng khó khăn và giá thuê mặt bằng nhà phố leo thang, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến các trung tâm thương mại hoặc ra khỏi khu vực trung tâm thành phố. Hệ quả là nhiều mặt bằng trống nhưng giá cả cho thuê vẫn giữ ở mức cao ngất ngưởng.
Bài mới
Thị trường bất động sản năm 2025 dự kiến sẽ chứng kiến mức tăng giá từ 7-10% so với năm 2024, trong bối cảnh mặt bằng giá đã đạt ngưỡng cao. Báo cáo mới nhất từ Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, phân khúc căn hộ giá 50 triệu đồng/m2 vẫn sẽ dẫn dắt thị trường, khi nguồn cung nhà ở tiếp tục tăng trưởng trong ngắn hạn.
Theo báo cáo mới nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, tỷ lệ đất dành cho nhà ở xã hội tại Khu đô thị Thanh Hà chỉ đạt 13,8%, thấp hơn nhiều so với quy định. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đề xuất tăng diện tích đất dành cho xây dựng nhà ở xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhà ở cho người dân trong giai đoạn 2021-2025.