Góc nhìn khác về việc Starbuck Hàn Thuyên đóng cửa, trả mặt bằng giá cao
Cách đây mấy ngày đọc bài viết về việc Starbuck Hàn Thuyên đóng cửa, mình cứ tưởng phóng viên đánh máy nhầm (757 triệu/ năm mà gõ nhầm là 757 triệu/ tháng).
Có căn nhà như này cho thuê thì không phải "gà đẻ trứng vàng" đâu mà là gà đẻ kim cương.
Với mặt tiền 8.5m, dài 24m tạo ra dòng tiền 9 tỷ/ năm.
Theo nhiều thông tin, chủ nhà đang rao bán căn nhà với giá 500 tỷ, có thông tin thì 600 tỷ. Với số tiền này, đem gửi ngân hàng (lãi suất 5,5%/ năm) thì mỗi tháng có 2,3 tỷ/ 2,75 tỷ. Nếu đem so sánh tiền cho thuê với tiền gửi ngân hàng thì tiền gửi đang gấp 3 lần tiền cho thuê.
Mình thắc mắc: Các anh chị có 500- 600tỷ thì có mua căn nhà này cho thuê để có dòng tiền 9tỷ/ năm? Hay sẽ đầu tư bất động sản khác? Hay sẽ gửi tiết kiệm ở bank để có tiền lời 27 tỷ/ 33 tỷ/ năm?
Còn đối với Starbuck, họ thuộc top của ngành F&B và họ chọn địa điểm này để làm thương hiệu chứ ko nhìn vào lợi nhuận điểm bán này. Không biết sau khi Starbuck rút đi sẽ có đơn vị nào vào thuê? Hóng!
Có đơn vị mới thuê thì chủ nhà cũng mất vài tháng (1 tháng để cải tạo mặt bằng + vài tháng tìm đơn vị thuê mới). Nếu như trống 4 tháng thì đã mất vài tỉ, so với tiền chênh lệch tăng giá thì cũng phải mất vài năm mới đủ bù.
Đúng là người ít tiền thì làm sao hiểu được suy nghĩ của người nhiều tiền? Chúc chủ nhà sớm tìm được người thuê mới.
Mình mà có căn nhà như này cho thuê thì mình ko tăng giá đâu. Ước!
Mai Phượng Hari
Bài mới
Hơn 30.000 căn hộ mới sẽ đổ bộ Hà Nội trong năm 2025; TP.HCM đề xuất cơ chế cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; Hà Nội 'thúc' các đơn vị trả nợ tiền thuê nhà, đất công; Novaland được gỡ vướng tại Aqua City, cấp sổ hồng hơn 7.000 căn tại TP.HCM... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (21/11).
Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ chế này không chỉ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án đang vướng mắc vì thiếu yếu tố đất ở, mà còn tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Bắc Giang cho thuê hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội từ 2,7 triệu đồng/tháng; Đấu giá đất ở Thanh Oai, Hà Nội vọt lên hơn 90 triệu đồng/m2, "cò đất" rao bán chênh tiền tỷ; Huyện Thường Tín sẽ tổ chức đấu giá quỹ đất công ích tạo nguồn thu... là những thông tin nổi bật của điểm tin BĐS - tài chính hôm nay (17/11).
Các nhà phát triển, nhà đầu tư và các bên liên quan đang dần coi giá trị xã hội trong dự án là một khoản đầu tư mang lại lợi ích lâu dài, thay vì chỉ là một chi phí. Việc tích hợp giá trị xã hội vào các dự án đã trở thành xu hướng tất yếu, là bước đi chiến lược và là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.