Đất SKC là gì? Có được xây nhà trên đất SKC không?
Đất SKC là gì? Mục đích sử dụng đất SKC như thế nào? Cùng Hometoday tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm đất SKC là gì? Mục đích, thời hạn đất SKC như thế nào?
Căn cứ theo Luật Đất đai 2013, có tất cả 3 nhóm đất bao gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. Mỗi nhóm sẽ bao gồm những loại đất với tên gọi, ký hiệu, mục đích sử dụng khác nhau như đất SKC, đất ONT, đất ODT,...
Vậy, đất SKC là gì? SCK là ký hiệu viết tắt của đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Hiểu đơn giản thì đất SKC bao gồm đất khu công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản và sản xuất dịch vụ phi nông nghiệp.
Mục đích sử dụng đất SKC là gì?
Mục đích sử dụng của đất SKC là để sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thủ công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ. Nói cách khác thì đất SKC được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp và không dùng để ở như đất thổ cư.
Thời hạn sử dụng đất SKC như thế nào?
Nếu như đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân để dùng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở kinh doanh phi nông nghiệp thì thời hạn sử dụng sẽ được xác định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tuy nhiên tối đa không quá 70 năm.
Còn nếu là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê thì sẽ không bị giới hạn thời gian sử dụng.
Đất SKC có bị thu hồi hay không?
Nếu đất SKC thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân và không bị giới hạn thời gian sử dụng sẽ không bị thu hồi.
Nếu đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê thì khi hết thời hạn sử dụng có thể bị thu hồi theo quy hoạch của địa phương.
Đất SKC có được xây dựng nhà ở hay không?
Có không ít người thắc mắc liệu có xây dựng nhà ở trên đất SKC được hay không?
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 có nêu rõ, người sử dụng đất phải dùng đất đúng với mục đích sử dụng nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Mặt khác, việc cắt nghĩa đất SKC đã cho thấy loại đất này chỉ được dùng cho sản xuất phi nông nghiệp, không phải là đất ở. Do đó, việc xây dựng nhà ở trên đất SKC là trái pháp luật (trừ trường hợp đất SKC đã được chuyển đổi mục đích sử dụng lên đất thổ cư).
Đất SKC có chuyển đổi lên đất thổ cư được không?
Theo như quy định thì trong một số trường hợp, người dân có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC lên đất thổ cư. Lúc đó, cần phải thực hiện hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng và nộp cho cơ quan có thẩm quyền để chờ phê duyệt.
Để chuyển đổi đất SKC thành đất ở, người dân cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
-
Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất (theo mẫu);
-
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất muốn chuyển đổi;
-
Giấy tờ tùy thân của người sử dụng đất muốn chuyển đổi.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, người sử dụng đem nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất.
Lưu ý: Không phải cứ nộp hồ sơ đầy đủ là đất sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng.
Việc cơ quan chức năng có cấp phép chuyển đổi hay không còn phụ thuộc vào các tiêu chí, cụ thể như sau:
-
Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét nhu cầu sử dụng đất được trình bày ở trong đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất;
-
Dựa trên kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện (đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt) xem xét có chuyển đổi mục đích sử dụng được hay không.
Mức phạt khi sử dụng đất SKC sai mục đích như thế nào?
Việc cố tình sử dụng đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp (trong đó bao gồm đất SKC) vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thì sẽ bị xử phạt đúng theo Điều 12 Nghị định 29/2019/NĐ-CP.
Mức phạt sử dụng đất SKC sai mục đích cụ thể như sau:
Diện tích | Mức phạt |
Dưới 0,05ha | 3 - 5 triệu đồng |
Từ 0,05 - 0,1ha | 5 - 10 triệu đồng |
Từ 0,1 – Dưới 0,5 hecta | 10 - 20 triệu đồng |
Từ 0,5 – Dưới 1 ha | 20 - 40 triệu đồng |
Từ 1 – 3 ha | 40 - 80 triệu đồng |
Trên 3 ha | 80 - 160 triệu đồng |
Khi sử dụng đất SKC sai mục đích ở thành thị thì mức phạt được quy định như sau:
-
Gấp đôi mức xử phạt đối với từng mức tương ứng ở nông thôn.
-
Mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng (đối với cá nhân) và không quá 1 tỷ đồng (đối với tổ chức).
Thông tin về đất SKC là gì trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ về loại đất này. Mong rằng thông tin trong bài viết có thể giúp ích cho bạn nếu có nhu cầu chuyển đổi đất SKC trong tương lai.
Đọc thêm
Quy định đất ONT là gì? Để tránh gặp những vấn đề pháp lý, tránh vi phạm trong việc sử dụng đất thì bạn cần nắm vững một số quy định liên quan sau đây.
Đất ONT là gì? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về khái niệm, mục đích sử dụng của đất ONT trong bài viết dưới đây của Hometoday nhé!
Cùng tìm hiểu thành phần hữu cơ của đất là gì? Đặc điểm của đất Việt Nam như thế nào trong bài viết dưới đây của Hometoday nhé!
Tin liên quan
Liên quan đến đất dịch vụ, bạn nên nắm thêm thông tin về một số vấn đề chính như: việc cấp sổ đỏ, việc chuyển nhượng, hay xây nhà ở...Cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Đất BHK là gì? là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng nắm rõ quy định về loại đất này. Bài viết dưới đây của Hometoday sẽ làm rõ nội dung này.
Đất dịch vụ là loại đất được Nhà nước đền bù sau khi đã thu hồi đất nông nghiệp của người dân để xây dựng các dự án. Tìm hiểu chi tiết ngay sau đây: